Việc chuyển nhượng tay đập trẻ của đội bóng Đakruco ĐakLak nhằm mục đích tính đường dài. Đó là lời khẳng định của lãnh đạo đội bóng VTV Bình Điền Long An khi mới đây đội bóng này chiêu mộ thêm tay đập trẻ người Êđê H’mia Eban.
H’mia Eban trong một buổi tập của đội tuyển trẻ bóng chuyền trẻ nữ quốc gia
H’mia Eban sinh năm 1995, hiện tại cao 1m80, có sức bật, thể lực và tầm bóng cao. Cô gái này được coi là chủ công triển vọng nhất bên phía Đakruco ĐakLak. Từng là thành viên tuyển trẻ quốc gia tham dự giải bóng chuyền U19 nữ vô địch Châu Á tại Thái Lan năm 2012. Trước VTV BĐLA, có khá nhiều các đội bóng khác như truyền hình Vĩnh Long, Vietso Petro... có ý định chiêu mộ chủ công trẻ của đội bóng ĐakLak nhưng đều không thành.
Trong bối cảnh các trụ cột có phần thi đấu chững lại trong vài mùa bóng trở lại đây, dàn hỏa lực của đối thủ trực tiếp trong vài mùa bóng trước là Thông Tin LVPB lại tỏ ra quá mạnh và ổn định, đội bóng ngành ngân hàng và dầu khí lại ra cố lực lượng không ngừng. Chính bởi vậy, việc VTV BĐLA đang tập trung phát triển mạnh tuyến trẻ cho 2, 3 mùa bóng tới là tính toán cần thiết. Việc có trong tay lực lượng trẻ có thể coi mạnh nhất hiện nay, cùng với đó là sự đầu tư đúng hướng, chắc chắn việc đội bóng này hái quả ngọt là trong tương lai gần.
Vào ngày 01/10 tới đây, đội bóng VTV Bình Điền Long An chính thức xuất quân tham dự vòng 2 giải bóng chuyền VĐQG 2013. Thành phần tham dự đội bóng này gồm có:
Nguyễn Thị Ngọc Hoa
Võ Thị Kim Đính
Lê Thị Ánh Nguyệt
Nguyễn thị Mỹ Nga
Trần Thị Tuyết Hoa
Dương Thị Nhàn
Đoàn Thị Khen
Nguyễn Thị Kim Liên
Trần Thị Thanh Thúy
Đặng Thị Hồng Đào
Nguyễn Thị Bích Trâm
H’mia Eban
Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013
Tập trung Đội tuyển Bóng chuyền nam, nữ: Sao nỡ quay lưng?
Đội tuyển Bóng chuyền nam Việt Nam đã bắt đầu tập trung từ ngày 15-5, còn đội nữ phải tới ngày 1-6 mới hội quân ở Trung tâm HLTTQG Hà Nội. Mục tiêu chính của đợt tập trung là chuẩn bị tham dự vòng loại World Cup Bóng chuyền thế giới khu vực Đông Nam Á (thi đấu vào cuối tháng 6), nhưng theo phân tích của giới chuyên môn, có đến 80% số tuyển thủ được triệu tập đợt này sẽ có mặt tại SEA Games 27 vào cuối năm nay.
Trông vào cựu binh
Danh sách triệu tập đội tuyển nam gồm 18 cầu thủ, còn đội nữ là 14 người. Về nam, "oanh tạc cơ" Ngô Văn Kiều đã trở lại sau thời gian phải tạm rút lui vì chấn thương. Ngoài Ngô Văn Kiều, đội tuyển còn có những tuyển thủ kỳ cựu khác như Hữu Hà, Quang Khánh, Bùi Văn Hải… và một số gương mặt mới như Nguyễn Văn Cao (Thể Công - BĐ 15), Nguyễn Quốc Thái (Công an TP Hồ Chí Minh), Vũ Hồng Quân (Sacombank Biên phòng), trong đó, đáng kể nhất là hai gương mặt mới Duy Khánh (Thể Công - BĐ 15) và Thành Hạc (Đức Long - Gia Lai). Trong đợt tập trung này, ông Phùng Công Hưng (Thể Công - BĐ 15) tiếp tục nhận nhiệm vụ HLV trưởng. Nét mới trong ban huấn luyện đội nam là sự có mặt của HLV Lê Hồng Hảo (Công an TP Hồ Chí Minh), Phạm Văn Nam (TA Ninh Bình) trong vai trò trợ lý.
Đội tuyển nữ Việt Nam cũng sẽ có sự bổ sung của những VĐV mới. Trong danh sách "chốt" 14 thành viên sẽ được triệu tập lần này, dự kiến có một số gương mặt trẻ như Âu Hồng Nhung (Thông tin Lienviet postbank), Đinh Thị Hương, Nguyễn Thị Ngân (PKKQ). Tuy nhiên, HLV trưởng Phạm Văn Long chắc chắn vẫn phải tin dùng những cựu binh như Phạm Thị Yến, Đỗ Thị Minh, Nguyễn Thị Xuân, Hà Thị Hoa, Phạm Kim Huệ, Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Tạ Diệu Linh - những tuyển thủ tạo nên xương sống của đội tuyển nữ và vào thời điểm hiện tại, rất khó để tìm ra người đủ khả năng thay thế họ. Năm nay, đội nữ có sự thay đổi ở vị trí trợ lý, HLV Nguyễn Văn Dũng (NH Công thương) và HLV Phạm Thị Ngọc Anh (PKKQ) lên tuyển song hành cùng ông Phạm Văn Long.
Vẫn có người "lắc đầu"
Đã có thông tin về chuyện cầu thủ được triệu tập tỏ ra ngán ngẩm, như Huỳnh Văn Tuấn và Nguyễn Hoàng Thương (Maseco TP Hồ Chí Minh) mới đây đã ngỏ ý muốn rút lui, không ra Hà Nội tập trung cùng đội tuyển kỳ này.
Sẵn sàng tập trung khi được triệu tập vào đội tuyển được khẳng định là nghĩa vụ quốc gia, nhưng quyết định lên hay không lên ĐTQG phụ thuộc vào cá nhân vận động viên và tác động từ phía CLB. Còn nhớ, ở đợt tập trung đội tuyển vào năm ngoái, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã phải gửi giấy mời về từng CLB, xin ý kiến xem có đồng ý để VĐV lên tập trung đội tuyển hay không. Sau quá trình "tham vấn", khi gút danh sách ban huấn luyện đã thay đổi thành phần đội tuyển rất nhiều, đơn giản vì có nhiều cầu thủ "lắc đầu", lý do thường là vướng bận việc gia đình. Thực tế cho thấy, VĐV đang thờ ơ với trách nhiệm quốc gia, Liên đoàn "khó nói" bởi hiện không có chế tài xử phạt hay cảnh cáo cầu thủ khi họ từ chối lên tuyển mà không có lý do chính đáng.
Tuy thế, nói đi thì cũng phải nói lại, mà quan trọng nhất là danh hiệu "tuyển thủ bóng chuyền quốc gia" chưa đủ "sức nặng". Theo quy định, cầu thủ lên ĐTQG được hưởng lương, tiền công tập luyện, nhưng phải cắt mọi chế độ ở CLB. Chuyện không chỉ có thế, đã không ít lần cầu thủ cùng ban huấn luyện đội tuyển bóng chuyền không được nhận lương, tiền công đúng hạn. Một số tuyển thủ tiết lộ, tiền vé tàu xe nhẽ ra phải được thanh toán theo quy định của ngành thể thao đối với tuyển thủ quốc gia, vậy mà nhiều khi đợi dài cổ chẳng thấy…
Từ chuyện tập trung ĐTQG, bóng chuyền Việt Nam rõ ra là còn nhiều điều cần khắc phục. Tuy thế, dù chuyện lương, thưởng, chế độ cần phải khắc phục nhằm bảo đảm điều kiện tối thiểu để các tuyển thủ cống hiến hết mình, người ta nói rằng ngay các VĐV cũng cần thay đổi quan niệm về việc lên tuyển. Đó không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm và niềm vinh dự lớn lao, không thể "lắc đầu" một cách đơn giản.
Trông vào cựu binh
Danh sách triệu tập đội tuyển nam gồm 18 cầu thủ, còn đội nữ là 14 người. Về nam, "oanh tạc cơ" Ngô Văn Kiều đã trở lại sau thời gian phải tạm rút lui vì chấn thương. Ngoài Ngô Văn Kiều, đội tuyển còn có những tuyển thủ kỳ cựu khác như Hữu Hà, Quang Khánh, Bùi Văn Hải… và một số gương mặt mới như Nguyễn Văn Cao (Thể Công - BĐ 15), Nguyễn Quốc Thái (Công an TP Hồ Chí Minh), Vũ Hồng Quân (Sacombank Biên phòng), trong đó, đáng kể nhất là hai gương mặt mới Duy Khánh (Thể Công - BĐ 15) và Thành Hạc (Đức Long - Gia Lai). Trong đợt tập trung này, ông Phùng Công Hưng (Thể Công - BĐ 15) tiếp tục nhận nhiệm vụ HLV trưởng. Nét mới trong ban huấn luyện đội nam là sự có mặt của HLV Lê Hồng Hảo (Công an TP Hồ Chí Minh), Phạm Văn Nam (TA Ninh Bình) trong vai trò trợ lý.
Đội tuyển nữ Việt Nam cũng sẽ có sự bổ sung của những VĐV mới. Trong danh sách "chốt" 14 thành viên sẽ được triệu tập lần này, dự kiến có một số gương mặt trẻ như Âu Hồng Nhung (Thông tin Lienviet postbank), Đinh Thị Hương, Nguyễn Thị Ngân (PKKQ). Tuy nhiên, HLV trưởng Phạm Văn Long chắc chắn vẫn phải tin dùng những cựu binh như Phạm Thị Yến, Đỗ Thị Minh, Nguyễn Thị Xuân, Hà Thị Hoa, Phạm Kim Huệ, Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Tạ Diệu Linh - những tuyển thủ tạo nên xương sống của đội tuyển nữ và vào thời điểm hiện tại, rất khó để tìm ra người đủ khả năng thay thế họ. Năm nay, đội nữ có sự thay đổi ở vị trí trợ lý, HLV Nguyễn Văn Dũng (NH Công thương) và HLV Phạm Thị Ngọc Anh (PKKQ) lên tuyển song hành cùng ông Phạm Văn Long.
Vẫn có người "lắc đầu"
Đã có thông tin về chuyện cầu thủ được triệu tập tỏ ra ngán ngẩm, như Huỳnh Văn Tuấn và Nguyễn Hoàng Thương (Maseco TP Hồ Chí Minh) mới đây đã ngỏ ý muốn rút lui, không ra Hà Nội tập trung cùng đội tuyển kỳ này.
Sẵn sàng tập trung khi được triệu tập vào đội tuyển được khẳng định là nghĩa vụ quốc gia, nhưng quyết định lên hay không lên ĐTQG phụ thuộc vào cá nhân vận động viên và tác động từ phía CLB. Còn nhớ, ở đợt tập trung đội tuyển vào năm ngoái, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã phải gửi giấy mời về từng CLB, xin ý kiến xem có đồng ý để VĐV lên tập trung đội tuyển hay không. Sau quá trình "tham vấn", khi gút danh sách ban huấn luyện đã thay đổi thành phần đội tuyển rất nhiều, đơn giản vì có nhiều cầu thủ "lắc đầu", lý do thường là vướng bận việc gia đình. Thực tế cho thấy, VĐV đang thờ ơ với trách nhiệm quốc gia, Liên đoàn "khó nói" bởi hiện không có chế tài xử phạt hay cảnh cáo cầu thủ khi họ từ chối lên tuyển mà không có lý do chính đáng.
Tuy thế, nói đi thì cũng phải nói lại, mà quan trọng nhất là danh hiệu "tuyển thủ bóng chuyền quốc gia" chưa đủ "sức nặng". Theo quy định, cầu thủ lên ĐTQG được hưởng lương, tiền công tập luyện, nhưng phải cắt mọi chế độ ở CLB. Chuyện không chỉ có thế, đã không ít lần cầu thủ cùng ban huấn luyện đội tuyển bóng chuyền không được nhận lương, tiền công đúng hạn. Một số tuyển thủ tiết lộ, tiền vé tàu xe nhẽ ra phải được thanh toán theo quy định của ngành thể thao đối với tuyển thủ quốc gia, vậy mà nhiều khi đợi dài cổ chẳng thấy…
Từ chuyện tập trung ĐTQG, bóng chuyền Việt Nam rõ ra là còn nhiều điều cần khắc phục. Tuy thế, dù chuyện lương, thưởng, chế độ cần phải khắc phục nhằm bảo đảm điều kiện tối thiểu để các tuyển thủ cống hiến hết mình, người ta nói rằng ngay các VĐV cũng cần thay đổi quan niệm về việc lên tuyển. Đó không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm và niềm vinh dự lớn lao, không thể "lắc đầu" một cách đơn giản.
Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013
CA Gia Lai khai mạc Đại hội khỏe “Vì An ninh Tổ quốc” lần thứ VII-2013
Sáng 7/10, Công an tỉnh Gia Lai tổ chức lễ khai mạc Đại hội khỏe “Vì An ninh Tổ quốc” lần thứ 7/2013, với sự tham gia của gần 1.400 vận động viên đến từ Công an các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và lực lượng
Công an Gia Lai, khai mạc Đại hội khỏe “Vì An ninh Tổ quốc”.
Công an các đơn vị nghiệp vụ, phòng, ban chức năng thuộc Công an tỉnh Gia Lai. Đại hội khỏe “Vì An ninh Tổ quốc” lần này Công an Gia Lai tổ chức thi đấu 8 môn thể thao gồm: Chiến sĩ Công an khỏe, bắn súng quân dụng, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tenis, bóng bàn, việt dã.
Các vận động viên xuất sắc sẽ được tuyển chọn thi đấu tại Đại hội khỏe “Vì An ninh Tổ quốc” Bộ Công an tổ chức 2014
Công an Gia Lai, khai mạc Đại hội khỏe “Vì An ninh Tổ quốc”.
Công an các đơn vị nghiệp vụ, phòng, ban chức năng thuộc Công an tỉnh Gia Lai. Đại hội khỏe “Vì An ninh Tổ quốc” lần này Công an Gia Lai tổ chức thi đấu 8 môn thể thao gồm: Chiến sĩ Công an khỏe, bắn súng quân dụng, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tenis, bóng bàn, việt dã.
Các vận động viên xuất sắc sẽ được tuyển chọn thi đấu tại Đại hội khỏe “Vì An ninh Tổ quốc” Bộ Công an tổ chức 2014
Sôi động giải bóng chuyền Bông Lúa Vàng 2013
Tối 7.10, đã diễn ra lễ khai mạc và những trận đấu đầu tiên Giải bóng chuyền "Bông Lúa Vàng" lần thứ IX - Cúp Gia Bảo năm 2013...
Nhân dịp kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam (14.10.1930 – 14.10.2013), Hội nông dân tỉnh Hải Dương phối hợp cùng Sở VHTTDL tỉnh Hải Dương tổ chức Giải bóng chuyền "Bông Lúa Vàng" lần thứ IX - Cúp Gia Bảo năm 2013. BTC hi vọng giải đấu sẽ là một sân chơi bổ ích cho bà con nông dân các huyện, thị xã, thành phố tại Hải Dương, góp phần vào việc phát triển phong trào thể thao cơ sở tại địa phương nói riêng và thể thao phong trào Việt Nam nói chung.
Với hệ thống thi đấu quy củ được xây dựng từ cấp thôn, xã cho đến huyện, các đội tuyển tham dự giải lần này đều có những vận động viên được đào tạo và có chất lượng.
Với hệ thống thi đấu quy củ được xây dựng từ cấp thôn, xã cho đến huyện, các đội tuyển tham dự giải lần này đều có những VĐV được đào tạo và có chất lượng.
Đây là lần thứ 9 giải được tổ chức và mang tên Cúp Gia Bảo 2013, chính vì vậy, ngoài yếu tố về mặt tinh thần, chất lượng chuyên môn luôn được BTC giải đấu quan tâm.
Nhân dịp kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam (14.10.1930 – 14.10.2013), Hội nông dân tỉnh Hải Dương phối hợp cùng Sở VHTTDL tỉnh Hải Dương tổ chức Giải bóng chuyền "Bông Lúa Vàng" lần thứ IX - Cúp Gia Bảo năm 2013. BTC hi vọng giải đấu sẽ là một sân chơi bổ ích cho bà con nông dân các huyện, thị xã, thành phố tại Hải Dương, góp phần vào việc phát triển phong trào thể thao cơ sở tại địa phương nói riêng và thể thao phong trào Việt Nam nói chung.
Với hệ thống thi đấu quy củ được xây dựng từ cấp thôn, xã cho đến huyện, các đội tuyển tham dự giải lần này đều có những vận động viên được đào tạo và có chất lượng.
Với hệ thống thi đấu quy củ được xây dựng từ cấp thôn, xã cho đến huyện, các đội tuyển tham dự giải lần này đều có những VĐV được đào tạo và có chất lượng.
Đây là lần thứ 9 giải được tổ chức và mang tên Cúp Gia Bảo 2013, chính vì vậy, ngoài yếu tố về mặt tinh thần, chất lượng chuyên môn luôn được BTC giải đấu quan tâm.
Khai mạc giải Vô địch bóng chuyền quốc gia PVOI 2013
Giải Vô địch bóng chuyền quốc gia 2013 do Sở VHTT&DL Hà Tĩnh đăng cai đã chính thức được khai mạc tại nhà thi đấu thể thao tỉnh. Phó chủ tịch Liên đoàn bóng chuyền Việt nam Nguyễn Bá Nghị; Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thiều Đình Duy; Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã đến dự và tặng hoa chúc mừng các đội bóng.
Giải được tổ chức thi đấu theo 2 nội dung bóng chuyền nam và bóng chuyền nữ.
Trong đó, bóng chuyền nam gồm các đội Thể công Vittel Binh đoàn 15; Sacombank Biên phòng; Đức Long Gia lai; Công an TPHCM và Long An thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm để xếp hạng.
Ở nội dung bóng chuyền nữ gồm các đội: Cao su Phú Riềng; Tân Bình TPHCM; Thái Bình; Vietso Petro; Bia Sài gòn TBD và Ngân hàng Công thương thi đấu vòng tròn tính điểm, chọn các đội có thành tích cao nhất vào thi đấu bán kết và chung kết.
Ngay sau lễ khai mạc, các đội bóng đã lần lượt nhập cuộc thi đấu loạt trận đầu tiên với tinh thần thể thao đoàn kết, cao thượng. Đông đảo người hâm mộ trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh đã đến xem thi đấu trận khai mạc.
Giải được diễn ra trong thời gian 14 ngày, Trận chung kết nội dung bóng chuyền nữ đến ngày 19-10.
Giải được tổ chức thi đấu theo 2 nội dung bóng chuyền nam và bóng chuyền nữ.
Trong đó, bóng chuyền nam gồm các đội Thể công Vittel Binh đoàn 15; Sacombank Biên phòng; Đức Long Gia lai; Công an TPHCM và Long An thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm để xếp hạng.
Ở nội dung bóng chuyền nữ gồm các đội: Cao su Phú Riềng; Tân Bình TPHCM; Thái Bình; Vietso Petro; Bia Sài gòn TBD và Ngân hàng Công thương thi đấu vòng tròn tính điểm, chọn các đội có thành tích cao nhất vào thi đấu bán kết và chung kết.
Ngay sau lễ khai mạc, các đội bóng đã lần lượt nhập cuộc thi đấu loạt trận đầu tiên với tinh thần thể thao đoàn kết, cao thượng. Đông đảo người hâm mộ trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh đã đến xem thi đấu trận khai mạc.
Giải được diễn ra trong thời gian 14 ngày, Trận chung kết nội dung bóng chuyền nữ đến ngày 19-10.
Giải bóng chuyền VĐQG vòng II: Đội mạnh toàn thắng
Những trận đấu đầu tiên Giải bóng chuyền VĐQG vòng II đã diễn ra gay cấn nhưng phần thắng đều thuộc về những đội được đánh giá mạnh hơn.
Giải khai mạc cùng lúc tại Bắc Ninh (Bảng A) và Hà Tĩnh (Bảng B) vào tối ngày 05/10. Ở trận mở màn bảng A (nữ), Giẫy Bãi Bằng dù gặp đôi chút khó khăn ở sét 2 trước Quảng Ninh nhưng đã giành chiến thắng chung cuộc 3-0 (25-11, 28-26, 25-12).Trong khi đó Ngân Hàng Công Thương với dàn cầu thủ hùng hậu đang khoác áo ĐTQG như Kim Huệ, Nguyễn Thị Xuân, Hà Thị Hoa cũng giành chiến thắng đậm 3-0 trước Cao su Phú Riềng (25-21, 25-13, 25-20).
Kết quả ngày thi đấu thứ nhất Giải bóng chuyền VĐQG vòng II:
Bảng A:
Vĩnh Long 3-1 Công an Phú Thọ (25-21, 25-23, 21-25, 25-23)
Bảng B:
Sacombank Biên Phòng 0-3 Thể Công BĐ 15 (21-25, 20-25, 18-25)
Sang ngày thi đấu thứ 2, hàng loạt các ứng cử viên vô địch cùng ra sân và đều giành được chiến thắng. Thông tin LienVietPostBank và VTV Bình Điền Long An cùng giành những chiến thắng ấn tượng ở bảng nữ. Tràng An Ninh Bình cũng thắng dễ Quân đoàn 4 ở bàng nam trong khi Đức Long Gia Lai phải vất vả mới lội ngược dòng thành công trước Vĩnh Long để giành chiến thắng 3-2.
Kết quả ngày thi đấu thứ 2:
Bảng A:
Thông tin LVPB 3-0 TH Vĩnh Long (25-6, 25-16, 25-7)
Maseco TPHCM 3-0 Sanest Khánh Hòa
VTV BĐ Long An 3-0 Tiến Nông Thanh Hóa (25-19, 25-21, 25-20)
Tràng An Ninh Bình 3-0 Quân đoàn 4
Bảng B:
Tân Bình TPHCM 3-0 PVD Thái Bình (25-20, 25-23, 25-22)
Đức Long Gia Lai 3-2 Vĩnh Long (24-26, 25-14, 25-16, 20-25, 15-10)
Vietsovpetro 3-0 Bia SG TBD (25-19, 25-19, 25-18)
Giải khai mạc cùng lúc tại Bắc Ninh (Bảng A) và Hà Tĩnh (Bảng B) vào tối ngày 05/10. Ở trận mở màn bảng A (nữ), Giẫy Bãi Bằng dù gặp đôi chút khó khăn ở sét 2 trước Quảng Ninh nhưng đã giành chiến thắng chung cuộc 3-0 (25-11, 28-26, 25-12).Trong khi đó Ngân Hàng Công Thương với dàn cầu thủ hùng hậu đang khoác áo ĐTQG như Kim Huệ, Nguyễn Thị Xuân, Hà Thị Hoa cũng giành chiến thắng đậm 3-0 trước Cao su Phú Riềng (25-21, 25-13, 25-20).
Kết quả ngày thi đấu thứ nhất Giải bóng chuyền VĐQG vòng II:
Bảng A:
Vĩnh Long 3-1 Công an Phú Thọ (25-21, 25-23, 21-25, 25-23)
Bảng B:
Sacombank Biên Phòng 0-3 Thể Công BĐ 15 (21-25, 20-25, 18-25)
Sang ngày thi đấu thứ 2, hàng loạt các ứng cử viên vô địch cùng ra sân và đều giành được chiến thắng. Thông tin LienVietPostBank và VTV Bình Điền Long An cùng giành những chiến thắng ấn tượng ở bảng nữ. Tràng An Ninh Bình cũng thắng dễ Quân đoàn 4 ở bàng nam trong khi Đức Long Gia Lai phải vất vả mới lội ngược dòng thành công trước Vĩnh Long để giành chiến thắng 3-2.
Kết quả ngày thi đấu thứ 2:
Bảng A:
Thông tin LVPB 3-0 TH Vĩnh Long (25-6, 25-16, 25-7)
Maseco TPHCM 3-0 Sanest Khánh Hòa
VTV BĐ Long An 3-0 Tiến Nông Thanh Hóa (25-19, 25-21, 25-20)
Tràng An Ninh Bình 3-0 Quân đoàn 4
Bảng B:
Tân Bình TPHCM 3-0 PVD Thái Bình (25-20, 25-23, 25-22)
Đức Long Gia Lai 3-2 Vĩnh Long (24-26, 25-14, 25-16, 20-25, 15-10)
Vietsovpetro 3-0 Bia SG TBD (25-19, 25-19, 25-18)
Vòng II Giải bóng chuyền VĐQG 2013: Cú sốc Tràng An Ninh Bình
Ngày thi đấu thứ 3 Giải bóng chuyền VĐQG đã có những bất ngờ đầu tiên, Vĩnh Long đánh bại Tràng An Ninh Bình với tỷ số cách biệt trong khi Bia SG - TBD thi đấu ngang ngửa với Ngân Hàng Công Thương.
Ngày hôm qua 07/10 giải đã diễn ra 4 trận đấu ở bảng A và 3 trận đấu ở bảng B.
Ở bảng A, trong khi các đội nữ được đánh giá mạnh như Giấy Bãi Bằng và VTV Bình Điền Long An đều giành chiến thắng đậm thì các đội nam lại cho những kết quả bất ngờ. Sanest Khánh Hòa với "oanh tạc cơ" Ngô Văn Kiều dù thi đấu khá tốt trước Công An Phú Thọ nhưng lại non kém ở những tình huống quyết định và để thua với tỷ số 0-3. Trong khi đó nam Vĩnh Long (mới lên hạng) gây nên cú sốc khi đánh bại đội vô địch vòng I là Tràng An Ninh Bình với tỷ số cách biệt 3-1. Kết quả này khiến cục diện bảng đấu rất khó lường vì còn có sự hiện diện của Maseco TPHCM.
Ở bảng B, dù không có những kết quả bất ngờ nhưng các trận đấu diễn ra hấp dẫn và kịch tính. Sau trận thua 2-3 trước ứng cử viên vô địch Đức Long Gia Lai, đội nam Long An tiếp tục để thua sát nút trước Thể Công BĐ 15 dù đã dẫn trước 2-1 về sét. Bên phía bảng nữ, PVD Thái Bình có được chiến thắng đầu tay khi thắng Cao su Phú Riềng 3-1, trong khi đó Bia SG - TBD thi đấu kiên cường trước Ngân Hàng Công Thương và chỉ chịu thua sau 5 sét đấu.
Kết quả chi tiết ngày thi đấu thứ 3 Giải bóng chuyền VĐQG 2013 - vòng II:
Bảng A:
Giấy Bãi Bằng 3-0 TH Vĩnh Long (25-19, 25-18, 32-30)
VTV BĐ Long An 3-0 Quảng Ninh (25-20, 25-16, 25-18)
CA Phú Thọ 3-0 Sanest Khánh Hòa (25-23, 25-16, 27-25)
Bảng B:
Cao su Phú Riềng 1-3 PVD Thái Bình (22-25, 25-21, 23-25, 23-25)
Thể Công BĐ 15 3-2 Long An (25-23, 20-25, 23-25, 25-21, 15-11)
NHCT 3-2 Bia Sài Gòn TBD (25-9, 19-25, 25-19, 25-27, 15-5)
Ngày hôm qua 07/10 giải đã diễn ra 4 trận đấu ở bảng A và 3 trận đấu ở bảng B.
Ở bảng A, trong khi các đội nữ được đánh giá mạnh như Giấy Bãi Bằng và VTV Bình Điền Long An đều giành chiến thắng đậm thì các đội nam lại cho những kết quả bất ngờ. Sanest Khánh Hòa với "oanh tạc cơ" Ngô Văn Kiều dù thi đấu khá tốt trước Công An Phú Thọ nhưng lại non kém ở những tình huống quyết định và để thua với tỷ số 0-3. Trong khi đó nam Vĩnh Long (mới lên hạng) gây nên cú sốc khi đánh bại đội vô địch vòng I là Tràng An Ninh Bình với tỷ số cách biệt 3-1. Kết quả này khiến cục diện bảng đấu rất khó lường vì còn có sự hiện diện của Maseco TPHCM.
Ở bảng B, dù không có những kết quả bất ngờ nhưng các trận đấu diễn ra hấp dẫn và kịch tính. Sau trận thua 2-3 trước ứng cử viên vô địch Đức Long Gia Lai, đội nam Long An tiếp tục để thua sát nút trước Thể Công BĐ 15 dù đã dẫn trước 2-1 về sét. Bên phía bảng nữ, PVD Thái Bình có được chiến thắng đầu tay khi thắng Cao su Phú Riềng 3-1, trong khi đó Bia SG - TBD thi đấu kiên cường trước Ngân Hàng Công Thương và chỉ chịu thua sau 5 sét đấu.
Kết quả chi tiết ngày thi đấu thứ 3 Giải bóng chuyền VĐQG 2013 - vòng II:
Bảng A:
Giấy Bãi Bằng 3-0 TH Vĩnh Long (25-19, 25-18, 32-30)
VTV BĐ Long An 3-0 Quảng Ninh (25-20, 25-16, 25-18)
CA Phú Thọ 3-0 Sanest Khánh Hòa (25-23, 25-16, 27-25)
Bảng B:
Cao su Phú Riềng 1-3 PVD Thái Bình (22-25, 25-21, 23-25, 23-25)
Thể Công BĐ 15 3-2 Long An (25-23, 20-25, 23-25, 25-21, 15-11)
NHCT 3-2 Bia Sài Gòn TBD (25-9, 19-25, 25-19, 25-27, 15-5)
Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013
Bảng xếp hạng bóng chuyền thế giới: Nữ Việt Nam tăng 49 bậc
Với kết quả xếp hạng 6 chung cuộc tại giải bóng chuyền vô địch châu Á 2013, ĐT nữ Việt Nam đã tăng 49 bậc lên hạng 40 trên bảng xếp hạng thế giới.
Bảng xếp hạng bóng chuyền nữ thế giới năm nay căn cứ vào thành tích của các đội tuyển ở 5 giải đấu chính: Giải VĐTG 2010, World Cup 2011, Olympic 2012, World Grand Prix 2013 và giải vô địch từng châu lục 2013. Đội tuyển bóng chuyền nữ Brazil với 4 chức vô địch trong 5 giải đấu trên (trừ World Cup 2011, xếp hạng 5) có được 320 điểm, qua đó duy trì được vị thế số 1 của mình. Xếp ngay sau là đội tuyển Mỹ với 1 chức vô địch (châu lục) và 2 chức á quân (Olympic 2012, World Cup 2011), số điểm có được là 305.
Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam
Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam có được 10 điểm nhờ kết quả đứng hạng 6 giải vô địch châu Á vừa diễn ra, qua đó tăng tới 49 bậc để xếp hạng 40 thế giới, đồng thời là đội tuyển thăng tiến mạnh mẽ nhất trên bảng xếp hạng.
Ở khu vực châu Á, ĐTVN xếp hạng 7 sau các đội Nhật Bản (hạng 3 thế giới), Trung Quốc (hạng 5), Hàn Quốc (hạng 10), Thái Lan (hạng 12), Kazakhstan (hạng 23) và Đài Loan (hạng 40). Đáng chú ý Thái Lan với chức vô địch châu Á đã tăng 4 bậc trên BXH để tiệm cận Top 10 thế giới.
Trong khi đó ở bảng nam, ĐTVN hiện tại thậm chí không cạnh tranh nổi thành tích với các đội trong khu vực Đông Nam Á, chứ chưa nói tới châu lục hay thế giới, cho nên chưa có được điểm nào và xếp đồng hạng 127. Ở đầu còn lại, Brazil (345 điểm) và Nga (342 điểm) vẫn là 2 đội tuyển bóng chuyền nam mạnh nhất thế giới hiện tại. Ở châu Á, Iran là đội có thứ hạng cao nhất (12) với 68 điểm. Họ cũng là đội vừa giành chức vô địch châu lục khi đánh bại Hàn Quốc ở trận chung kết mới đây.
Bảng xếp hạng bóng chuyền nữ thế giới năm nay căn cứ vào thành tích của các đội tuyển ở 5 giải đấu chính: Giải VĐTG 2010, World Cup 2011, Olympic 2012, World Grand Prix 2013 và giải vô địch từng châu lục 2013. Đội tuyển bóng chuyền nữ Brazil với 4 chức vô địch trong 5 giải đấu trên (trừ World Cup 2011, xếp hạng 5) có được 320 điểm, qua đó duy trì được vị thế số 1 của mình. Xếp ngay sau là đội tuyển Mỹ với 1 chức vô địch (châu lục) và 2 chức á quân (Olympic 2012, World Cup 2011), số điểm có được là 305.
Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam
Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam có được 10 điểm nhờ kết quả đứng hạng 6 giải vô địch châu Á vừa diễn ra, qua đó tăng tới 49 bậc để xếp hạng 40 thế giới, đồng thời là đội tuyển thăng tiến mạnh mẽ nhất trên bảng xếp hạng.
Ở khu vực châu Á, ĐTVN xếp hạng 7 sau các đội Nhật Bản (hạng 3 thế giới), Trung Quốc (hạng 5), Hàn Quốc (hạng 10), Thái Lan (hạng 12), Kazakhstan (hạng 23) và Đài Loan (hạng 40). Đáng chú ý Thái Lan với chức vô địch châu Á đã tăng 4 bậc trên BXH để tiệm cận Top 10 thế giới.
Trong khi đó ở bảng nam, ĐTVN hiện tại thậm chí không cạnh tranh nổi thành tích với các đội trong khu vực Đông Nam Á, chứ chưa nói tới châu lục hay thế giới, cho nên chưa có được điểm nào và xếp đồng hạng 127. Ở đầu còn lại, Brazil (345 điểm) và Nga (342 điểm) vẫn là 2 đội tuyển bóng chuyền nam mạnh nhất thế giới hiện tại. Ở châu Á, Iran là đội có thứ hạng cao nhất (12) với 68 điểm. Họ cũng là đội vừa giành chức vô địch châu lục khi đánh bại Hàn Quốc ở trận chung kết mới đây.
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013
Bóng chuyền nam Dầu khí đứng trước nguy cơ giải thể
Gặp khúc mắc vì vấn đề… “đầu tiên” và chưa thể sáp nhập về Sở VH-TT-DL Hà Nội, CLB bóng chuyền nam Dầu khí đang đứng trước nguy cơ "tan đàn, xẻ nghé".
Bất đồng vì… tiền
Vào cuối tháng 4, trong cuộc làm việc giữa lãnh đạo Sở VH-TT-DL Hà Nội, nhà tài trợ PV Gas cùng lãnh đạo CLB bóng chuyền nam Tập đoàn Dầu khí VN, ý kiến sáp nhập gần như đã được thống nhất. Tuy nhiên, văn bản giấy tờ ký kết chưa thực hiện do đơn vị Hà Nội mong muốn mức tài trợ phải là 4 tỷ đồng/năm (kéo dài trong 4 năm) thì mới đủ các chi phí trả lương, sinh hoạt phí, việc đi lại ăn-ở, tập huấn, thi đấu… đối với gần 20 con người của CLB bóng chuyền nam Dầu khí khi gia nhập Hà Nội. Nhưng nhà tài trợ chỉ có thể đáp ứng mức 3 tỷ đồng/năm (kéo dài 3 năm).
Theo kế hoạch, nếu không có gì thay đổi, biên bản ký kết đã được thực hiện ngay đầu tháng 5.
Tuy nhiên, trong cuộc họp giao ban của Sở VH-TT-DL Hà Nội hôm 6.5, lãnh đạo Sở đã tiết lộ kế hoạch sáp nhập bất thành. Nguyên do là hai bên không đi tới thống nhất được khoản tiền tài trợ. Vì vậy, lịch trình dự kiến toàn bộ đội bóng chuyền nam Dầu khí về với đơn vị Hà Nội đã không diễn ra.
Bóng chuyền nam Dầu khí đứng trước nguy cơ giải thể - 1
Thực tế, nếu cuộc kết hợp hoàn tất, thể thao Thủ đô nghiễm nhiên sở hữu 1 đội bóng thi đấu ở giải vô địch quốc gia, thay vì khó khăn như hiện tại là đầu tư nhiều năm cho đội nam nhưng không thăng được hạng. Còn CLB bóng chuyền nam Dầu khí thì có nơi ở tập luyện cùng chế độ như người của một Sở VH-TT-DL tại nhiều tỉnh thành. Đáng tiếc…
Nguy cơ giải thể
Không sáp nhập thành công, coi như số phận đội bóng chuyền nam Dầu khí trở nên vất vưởng. Trước đó, công ty Cổ phần văn hóa thể thao Dầu khí là "đơn vị mẹ" của 2 đội bóng bàn, bóng chuyền nam Dầu khí đã chính thức giải thể.
Trước mắt khi không có đơn vị nào nhận, 12 cầu thủ cùng HLV trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tạm do nhà tài trợ PV Gas quản lý. Đáng nói ở chỗ, đây là một trong những đội bóng được đầu tư xã hội hóa nhiều tiền nhất của bóng chuyền quốc nội thời gian 5 năm trở lại đây. Nhưng từ khi thăng hạng vào năm 2009, tới giờ đội vẫn chưa để lại dấu ấn thành tích nào.
Chưa có nơi tiếp nhận, tâm trạng toàn đội bóng chuyền nam Dầu khí vốn đang sở hữu cựu HLV tuyển quốc gia (Nguyễn Mạnh Hùng) cùng các cựu tuyển thủ như Lưu Đình Toàn, Cao Xuân Thao, Nguyễn Duy Quang… đang vô cùng bất an. Và rất có thể trong tương lai gần, đội bóng này sẽ sớm bị xóa sổ trên bản đồ bóng chuyền Việt Nam.
Bất đồng vì… tiền
Vào cuối tháng 4, trong cuộc làm việc giữa lãnh đạo Sở VH-TT-DL Hà Nội, nhà tài trợ PV Gas cùng lãnh đạo CLB bóng chuyền nam Tập đoàn Dầu khí VN, ý kiến sáp nhập gần như đã được thống nhất. Tuy nhiên, văn bản giấy tờ ký kết chưa thực hiện do đơn vị Hà Nội mong muốn mức tài trợ phải là 4 tỷ đồng/năm (kéo dài trong 4 năm) thì mới đủ các chi phí trả lương, sinh hoạt phí, việc đi lại ăn-ở, tập huấn, thi đấu… đối với gần 20 con người của CLB bóng chuyền nam Dầu khí khi gia nhập Hà Nội. Nhưng nhà tài trợ chỉ có thể đáp ứng mức 3 tỷ đồng/năm (kéo dài 3 năm).
Theo kế hoạch, nếu không có gì thay đổi, biên bản ký kết đã được thực hiện ngay đầu tháng 5.
Tuy nhiên, trong cuộc họp giao ban của Sở VH-TT-DL Hà Nội hôm 6.5, lãnh đạo Sở đã tiết lộ kế hoạch sáp nhập bất thành. Nguyên do là hai bên không đi tới thống nhất được khoản tiền tài trợ. Vì vậy, lịch trình dự kiến toàn bộ đội bóng chuyền nam Dầu khí về với đơn vị Hà Nội đã không diễn ra.
Bóng chuyền nam Dầu khí đứng trước nguy cơ giải thể - 1
Thực tế, nếu cuộc kết hợp hoàn tất, thể thao Thủ đô nghiễm nhiên sở hữu 1 đội bóng thi đấu ở giải vô địch quốc gia, thay vì khó khăn như hiện tại là đầu tư nhiều năm cho đội nam nhưng không thăng được hạng. Còn CLB bóng chuyền nam Dầu khí thì có nơi ở tập luyện cùng chế độ như người của một Sở VH-TT-DL tại nhiều tỉnh thành. Đáng tiếc…
Nguy cơ giải thể
Không sáp nhập thành công, coi như số phận đội bóng chuyền nam Dầu khí trở nên vất vưởng. Trước đó, công ty Cổ phần văn hóa thể thao Dầu khí là "đơn vị mẹ" của 2 đội bóng bàn, bóng chuyền nam Dầu khí đã chính thức giải thể.
Trước mắt khi không có đơn vị nào nhận, 12 cầu thủ cùng HLV trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tạm do nhà tài trợ PV Gas quản lý. Đáng nói ở chỗ, đây là một trong những đội bóng được đầu tư xã hội hóa nhiều tiền nhất của bóng chuyền quốc nội thời gian 5 năm trở lại đây. Nhưng từ khi thăng hạng vào năm 2009, tới giờ đội vẫn chưa để lại dấu ấn thành tích nào.
Chưa có nơi tiếp nhận, tâm trạng toàn đội bóng chuyền nam Dầu khí vốn đang sở hữu cựu HLV tuyển quốc gia (Nguyễn Mạnh Hùng) cùng các cựu tuyển thủ như Lưu Đình Toàn, Cao Xuân Thao, Nguyễn Duy Quang… đang vô cùng bất an. Và rất có thể trong tương lai gần, đội bóng này sẽ sớm bị xóa sổ trên bản đồ bóng chuyền Việt Nam.
VL World Cup bóng chuyền nữ: Việt Nam tự tin
Được ủy nhiệm đại diện nước chủ nhà tại vòng loại Giải Vô địch bóng chuyền nữ thế giới 2014 - khu vực Đông Nam Á khai diễn vào tối 14-6 tại Quảng Trị, CLB Bình Điền Long An (BĐLA) sẽ không phải e ngại 3 đối thủ cùng khu vực là Indonesia, Philippines và Myanmar.
Trên bộ khung là dàn cầu thủ từng đoạt chức vô địch 2011 và hạng ba quốc gia 2012, BĐLA được bổ sung 2 trụ cột của CLB Thông tin Liên Việt Post Bank (Phạm Thị Yến, Đỗ Thị Minh) và 3 VĐV của CLB Ngân hàng Công Thương (Nguyễn Thị Xuân, Phạm Kim Huệ, Hà Thị Hoa).
Năm VĐV tăng cường này cộng thêm sự hiện diện của phụ công Nguyễn Thị Ngọc Hoa và libero Lê Thị Kim Liên chính là đội hình tuyển Việt Nam từng tham dự và giành ngôi á quân các kỳ SEA Games gần đây. Với lực lượng rất mạnh này, đội tuyển chủ nhà sẽ tự tin hướng đến các trận đấu tại vòng loại khu vực Đông Nam Á lần này, mục tiêu không gì khác hơn vị trí số một cùng suất duy nhất đại diện khu vực tham dự vòng loại khu vực châu Á (đối thủ mạnh nhất là Thái Lan sớm vào thẳng).
Dẫn dắt đội tuyển Việt Nam tại giải là HLV trưởng Aphisak, người rất quen thuộc với cổ động viên bóng chuyền Việt Nam. Ông từng là đội trưởng đội tuyển nam Thái Lan và sau này lần lượt nắm các đội nam Thép Việt TP HCM, Long An. Đối thủ đáng ngại nhất của đội chủ nhà, theo ghi nhận của giới chuyên môn, chính là Indonesia, đội bóng đã giành HCĐ tại SEA Games 2011 dù Philippines và Myanmar cũng tiến bộ nhiều trong thời gian gần đây.
Giải diễn ra từ ngày 14 đến 16-6 theo thể thức vòng tròn 1 lượt, tính điểm xếp hạng chung cuộc, chọn đội đứng đầu tham dự vòng loại khu vực châu Á diễn ra vào tháng 9 tại Nhật Bản.
Trên bộ khung là dàn cầu thủ từng đoạt chức vô địch 2011 và hạng ba quốc gia 2012, BĐLA được bổ sung 2 trụ cột của CLB Thông tin Liên Việt Post Bank (Phạm Thị Yến, Đỗ Thị Minh) và 3 VĐV của CLB Ngân hàng Công Thương (Nguyễn Thị Xuân, Phạm Kim Huệ, Hà Thị Hoa).
Năm VĐV tăng cường này cộng thêm sự hiện diện của phụ công Nguyễn Thị Ngọc Hoa và libero Lê Thị Kim Liên chính là đội hình tuyển Việt Nam từng tham dự và giành ngôi á quân các kỳ SEA Games gần đây. Với lực lượng rất mạnh này, đội tuyển chủ nhà sẽ tự tin hướng đến các trận đấu tại vòng loại khu vực Đông Nam Á lần này, mục tiêu không gì khác hơn vị trí số một cùng suất duy nhất đại diện khu vực tham dự vòng loại khu vực châu Á (đối thủ mạnh nhất là Thái Lan sớm vào thẳng).
Dẫn dắt đội tuyển Việt Nam tại giải là HLV trưởng Aphisak, người rất quen thuộc với cổ động viên bóng chuyền Việt Nam. Ông từng là đội trưởng đội tuyển nam Thái Lan và sau này lần lượt nắm các đội nam Thép Việt TP HCM, Long An. Đối thủ đáng ngại nhất của đội chủ nhà, theo ghi nhận của giới chuyên môn, chính là Indonesia, đội bóng đã giành HCĐ tại SEA Games 2011 dù Philippines và Myanmar cũng tiến bộ nhiều trong thời gian gần đây.
Giải diễn ra từ ngày 14 đến 16-6 theo thể thức vòng tròn 1 lượt, tính điểm xếp hạng chung cuộc, chọn đội đứng đầu tham dự vòng loại khu vực châu Á diễn ra vào tháng 9 tại Nhật Bản.
Tổng dượt cho SEA Games 27
Hôm nay 5-10, vòng 2 giải VĐQG năm 2013 sẽ đồng loạt khởi tranh tại Bắc Ninh và Hà Tĩnh. Theo đánh giá của ông Nguyễn Bá Nghị, Phó Chủ tịch chuyên môn Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam, đây không chỉ là thời điểm tìm ra nhà vô địch cả mùa giải, mà còn coi như đợt tổng dượt cho các tuyển thủ quốc gia hướng đến SEA Games 27 ở Myanmar.
Cũng theo ông Nguyễn Bá Nghị, trong nỗ lực trẻ hóa các đội tuyển quốc gia, liên đoàn rất trông đợi vào quyết tâm trẻ hóa từ phía các CLB - nguồn cung cấp tuyển thủ chính. Ở vòng 2 năm nay, nhiều CLB cũng đã làm rất tốt điều này, chẳng hạn đội nữ VTV Bình Điền Long An tin dùng 3 gương mặt trẻ Dương Thị Nhàn, Trần Thị Thanh Thúy, H’mia Eban, chấp nhận thay đổi để gia cố lại đội hình cho tương lai. Thông tin LVPostbank cũng đặt sự kỳ vọng vào phụ công Bùi Thị Ngà, chủ công Âu Hồng Nhung, còn đội bóng nhà giàu Vietsov Petro mùa thứ hai liên tiếp trao cơ hội cho tài năng trẻ Lê Thanh Thúy, bên cạnh một Trà Giang đang ở độ chín.
Ở các đội bóng nam, những VĐV trẻ như Phạm Thái Hưng (Thể Công - Binh đoàn 15), Trung Nam, Thành Nhân (Maseco TPHCM), Thành Hạc (Đức Long Gia Lai), Thanh Thuận (Vĩnh Long)… được coi là những nhân tố mang lại sự tươi mới trong lối chơi cho các CLB ở sân chơi hàng đầu Việt Nam, đồng thời sẽ sớm trở thành trụ cột của ĐTQG sau này.
Có một điều đáng tiếc ở giải lần này, chính là việc thiếu vắng đội bóng từng gây đình đám trên thị trường chuyển nhượng - nam Tập đoàn Dầu khí quốc gia. Sau khi tuyên bố giải tán đội bóng, các VĐV như Nguyễn Duy Quang, Lê Bình Giang, Lưu Đình Toàn… do đã đăng ký dự vòng 1 nên không được đấu ở vòng 2, ngoại trừ trường hợp của chủ công Trần Văn Giáp (không đăng ký ở vòng 1) - đã chính thức khoác áo CLB Công an TPHCM kể từ tháng 9.
Nhận định của các nhà chuyên môn hầu hết đều có một điểm chung: Cuộc đua đến ngôi vô địch vẫn chỉ xoay quanh những đội như Tràng An Ninh Bình, Đức Long Gia Lai, Thể Công - Binh đoàn 15, Maseco TPHCM (giải nam) và Thông tin LVPostbank, Ngân hàng Công thương, Vietsov Petro, VTV Bình Điền Long An (giải nữ).
Đây cũng là những đội bóng đóng góp nhiều tuyển thủ cho các ĐTQG nhất. Vì vậy, qua vòng 2, giới chuyên môn có thể thẩm định thêm một lần nữa về phong độ của họ trước khi chốt lại danh sách đội tuyển nam và đội tuyển nữ chuẩn bị dự SEA Games 27 tại Myanmar vào tháng 12.
Cũng theo ông Nguyễn Bá Nghị, trong nỗ lực trẻ hóa các đội tuyển quốc gia, liên đoàn rất trông đợi vào quyết tâm trẻ hóa từ phía các CLB - nguồn cung cấp tuyển thủ chính. Ở vòng 2 năm nay, nhiều CLB cũng đã làm rất tốt điều này, chẳng hạn đội nữ VTV Bình Điền Long An tin dùng 3 gương mặt trẻ Dương Thị Nhàn, Trần Thị Thanh Thúy, H’mia Eban, chấp nhận thay đổi để gia cố lại đội hình cho tương lai. Thông tin LVPostbank cũng đặt sự kỳ vọng vào phụ công Bùi Thị Ngà, chủ công Âu Hồng Nhung, còn đội bóng nhà giàu Vietsov Petro mùa thứ hai liên tiếp trao cơ hội cho tài năng trẻ Lê Thanh Thúy, bên cạnh một Trà Giang đang ở độ chín.
Ở các đội bóng nam, những VĐV trẻ như Phạm Thái Hưng (Thể Công - Binh đoàn 15), Trung Nam, Thành Nhân (Maseco TPHCM), Thành Hạc (Đức Long Gia Lai), Thanh Thuận (Vĩnh Long)… được coi là những nhân tố mang lại sự tươi mới trong lối chơi cho các CLB ở sân chơi hàng đầu Việt Nam, đồng thời sẽ sớm trở thành trụ cột của ĐTQG sau này.
Có một điều đáng tiếc ở giải lần này, chính là việc thiếu vắng đội bóng từng gây đình đám trên thị trường chuyển nhượng - nam Tập đoàn Dầu khí quốc gia. Sau khi tuyên bố giải tán đội bóng, các VĐV như Nguyễn Duy Quang, Lê Bình Giang, Lưu Đình Toàn… do đã đăng ký dự vòng 1 nên không được đấu ở vòng 2, ngoại trừ trường hợp của chủ công Trần Văn Giáp (không đăng ký ở vòng 1) - đã chính thức khoác áo CLB Công an TPHCM kể từ tháng 9.
Nhận định của các nhà chuyên môn hầu hết đều có một điểm chung: Cuộc đua đến ngôi vô địch vẫn chỉ xoay quanh những đội như Tràng An Ninh Bình, Đức Long Gia Lai, Thể Công - Binh đoàn 15, Maseco TPHCM (giải nam) và Thông tin LVPostbank, Ngân hàng Công thương, Vietsov Petro, VTV Bình Điền Long An (giải nữ).
Đây cũng là những đội bóng đóng góp nhiều tuyển thủ cho các ĐTQG nhất. Vì vậy, qua vòng 2, giới chuyên môn có thể thẩm định thêm một lần nữa về phong độ của họ trước khi chốt lại danh sách đội tuyển nam và đội tuyển nữ chuẩn bị dự SEA Games 27 tại Myanmar vào tháng 12.
Khai mạc vòng 2 giải bóng chuyền Vô địch Quốc gia 2013
Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia PV Oil 2013 được tổ chức thi đấu 2 vòng với sự tham gia của 24 đội bóng nam, nữ mạnh nhất quốc gia.
Vòng 1 đã thi đấu từ ngày 4 - 11/4 tại Phú Thọ, Yên Bái và tranh Cúp Hùng Vương từ ngày 15 - 18/4 tại Nhà thi đấu thành phố Việt Trì - Phú Thọ.
Vòng 2 và chung kết xếp hạng được tổ chức như sau: bảng A và chung kết nam, xếp hạng nữ sẽ diễn ra tại Nhà thi đấu thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; bảng B và chung kết nữ, xếp hạng nam tại Nhà thi đấu thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Giai đoạn 1 khởi tranh từ hôm nay (5/10) đến 12/10 và giai đoạn 2 diễn ra trong các ngày từ 17- 20/10.
Trong ngày khai mạc của giai đoạn hai sẽ diễn ra 4 trận đấu, ở bảng A, nữ Giấy Bãi Bằng gặp Quảng Ninh, nam Công an Phú Thọ gặp Vĩnh Long; tại bảng B, nữ Sao su Phú Riềng gặp Ngân hàng Công thương và nam Thể Công binh đoàn 15 gặp Sacombank Biên phòng./.
Vòng 1 đã thi đấu từ ngày 4 - 11/4 tại Phú Thọ, Yên Bái và tranh Cúp Hùng Vương từ ngày 15 - 18/4 tại Nhà thi đấu thành phố Việt Trì - Phú Thọ.
Vòng 2 và chung kết xếp hạng được tổ chức như sau: bảng A và chung kết nam, xếp hạng nữ sẽ diễn ra tại Nhà thi đấu thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; bảng B và chung kết nữ, xếp hạng nam tại Nhà thi đấu thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Giai đoạn 1 khởi tranh từ hôm nay (5/10) đến 12/10 và giai đoạn 2 diễn ra trong các ngày từ 17- 20/10.
Trong ngày khai mạc của giai đoạn hai sẽ diễn ra 4 trận đấu, ở bảng A, nữ Giấy Bãi Bằng gặp Quảng Ninh, nam Công an Phú Thọ gặp Vĩnh Long; tại bảng B, nữ Sao su Phú Riềng gặp Ngân hàng Công thương và nam Thể Công binh đoàn 15 gặp Sacombank Biên phòng./.
Vòng 2 giải bóng chuyền VĐQG 2013: Các “thương hiệu” lên tiếng
Giải đã khai mạc cùng lúc tại Bắc Ninh (bảng A) và Hà Tĩnh (bảng B) vào tối ngày 5-10. Ở trận mở màn lượt về, nữ Giấy Bãi Bằng (bảng A) và NH Công Thương (bảng B) là 2 đội thu hút được sự chú ý. Với sự chuẩn bị tốt và gia cố lại đội hình, đội bóng của HLV Phạm Thành Trung đã chiến thắng Quảng Ninh 3-0 đầy thuyết phục. Cùng thời điểm, NH Công Thương sở hữu dàn cầu thủ hùng hậu đang khoác áo ĐTQG như Kim Huệ, Nguyễn Thị Xuân, Hà Thị Hoa đã nhanh chóng thắng Cao su Phú Riềng 3-0.
Ở bảng B nữ, hơi đáng tiếc cho PVD Thái Bình bởi dù có sự trở lại của chủ công Bùi Thị Huệ nhưng họ vẫn thua nữ Tân Bình-TPHCM 0-3 trong ngày ra quân. Trong 2 lượt trận sớm ở các ngày 5 và 6-10, bóng chuyền quân đội đã khẳng định sức mạnh của mình. Ở cuộc đấu với Truyền hình Vĩnh Long tại bảng A, các cô gái Thông tin Liên Việt Postbank chỉ mất 1 giờ đồng hồ để vượt qua đối thủ bằng tỷ số 3-0. Trước đó, tại bảng B, nam Thể Công – BĐ 15 đã phải gặp Biên phòng trận đầu tiên.
Một cuộc đấu nội bộ nhưng 2 đội vẫn thể hiện rõ quyết tâm và Biên Phòng – BĐ 15 chỉ vươn lên đối thủ nhờ những điểm số sít sao qua đó thắng chung cuộc 3-0. bảng B nam cũng là bảng “tử thần” tại năm nay khi quy tụ Thể Công-BĐ 15, Biên phòng, Đức Long Gia Lai, Long An, Công an TPHCM. Vòng bảng của vòng 2 sẽ diễn ra tới hết ngày 12-10.
Ở bảng B nữ, hơi đáng tiếc cho PVD Thái Bình bởi dù có sự trở lại của chủ công Bùi Thị Huệ nhưng họ vẫn thua nữ Tân Bình-TPHCM 0-3 trong ngày ra quân. Trong 2 lượt trận sớm ở các ngày 5 và 6-10, bóng chuyền quân đội đã khẳng định sức mạnh của mình. Ở cuộc đấu với Truyền hình Vĩnh Long tại bảng A, các cô gái Thông tin Liên Việt Postbank chỉ mất 1 giờ đồng hồ để vượt qua đối thủ bằng tỷ số 3-0. Trước đó, tại bảng B, nam Thể Công – BĐ 15 đã phải gặp Biên phòng trận đầu tiên.
Một cuộc đấu nội bộ nhưng 2 đội vẫn thể hiện rõ quyết tâm và Biên Phòng – BĐ 15 chỉ vươn lên đối thủ nhờ những điểm số sít sao qua đó thắng chung cuộc 3-0. bảng B nam cũng là bảng “tử thần” tại năm nay khi quy tụ Thể Công-BĐ 15, Biên phòng, Đức Long Gia Lai, Long An, Công an TPHCM. Vòng bảng của vòng 2 sẽ diễn ra tới hết ngày 12-10.
Mất trọng lượng!
Sau hơn 10 ngày lệnh triệu tập đội tuyển bóng chuyền nữ trẻ Việt Nam có hiệu lực, đến hiện tại chỉ có một nửa quân số (8/16 VĐV) xuất hiện và tập cùng chuyên gia Trung Quốc, trong khi 8 VĐV còn lại hoặc viện lý do cá nhân không thể lên tuyển, hoặc CLB không đồng ý cho VĐV rời đại bản doanh.
Đấy là điều bất thường, cũng có thể coi như một số CLB đã chống lại quyết định từ Tổng cục TDTT cũng như Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VFV). Tuy nhiên, nó lại không phải là chuyện lạ, vì trước đây đã có tiền lệ, tức là thích thì các CLB cho VĐV trẻ lên tuyển, còn không thích thì viện lý do để thoái thác.
Đến ngay như CLB Thông tin Liên Việt Postbank vốn được coi là 1 trong những cái nôi cung cấp VĐV trẻ và VĐV cho các ĐTQG cũng không cho quân của mình lên tuyển, dù họ nhận được giấy gọi đến 3 VĐV (Thanh Hương, Việt Hương và Đặng Thị Thoan). Trong khi đó, lý do mà CLB VTV BĐLA đưa ra về trường hợp của chủ công Trần Thị Thanh Thúy là vì đang chuẩn bị nhân sự cho vòng 2 giải VĐQG. Nhưng ít ra, đội bóng Long An cũng đã đóng góp 3 gương mặt: Thanh Diệu, Kim Thanh và Cẩm Tiên cho đội tuyển trẻ dịp này.
Lẽ nào tiếng nói của giới chức thể thao nói chung và bóng chuyền Việt Nam nói riêng đã mất uy, thiếu trọng lượng đến mức các CLB thờ ơ với nhiệm vụ quốc gia? Đem thắc mắc này hỏi ông Nguyễn Bá Nghị - Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn của VFV - thì được biết kế hoạch tập trung các đội tuyển lớn và trẻ đã hoạch định từ đầu năm, được những người có trách nhiệm bàn bạc và thông qua từ lâu, trong đó có cả vấn đề mời chuyên gia nước ngoài.
Tuy nhiên, tình trạng nhiều CLB vẫn lắc đầu không cho VĐV của mình lên đội tuyển trẻ, thậm chí là ĐTQG trong vài năm trở lại đây là rất phổ biến. Tất cả có vẻ cũng chỉ xuất phát từ chuyện các CLB thiếu niềm tin ở VFV về cách điều hành làng bóng chuyền suốt thời gian qua. Kế hoạch chọn nhân sự Ban huấn luyện, VĐV cho các đội tuyển của VFV lần nào cũng vấp phải sự phàn nàn từ phía các CLB và dư luận, chưa tạo dựng được sự tin tưởng từ đội ngũ những người làm bóng chuyền nước nhà.
Mang tiếng là có quy định sẽ xử phạt các CLB nếu chống lệnh lên đội tuyển, nhưng chưa thấy bất kỳ VĐV hay CLB nào bị kỷ luật. Ông Nghị cho biết phác ra quy định thật nhưng VFV quả thực chưa mạnh tay trong chuyện này, vẫn khá xuê xoa trước tình trạng nhiều CLB giữ quân hay viện cớ này, cớ nọ để rút lui.
Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, khi VFV chỉ có một số người được giao việc (còn lại chỉ ngồi không hoặc đóng góp ý kiến cho vui), thì rất khó kiểm soát tình trạng như trên xảy ra. Về lâu dài, chuyện chống lệnh triệu tập các đội tuyển sẽ trở thành bệnh khó chữa.
Bại nhưng không nản!
Kết quả thua 0-3 (9/25, 16/25 và 20/25) của các cô gái Việt Nam trước đội chủ nhà Nhật Bản ở trận ra quân vào chiều tối qua không gây ngạc nhiên cho bất kỳ ai, ngay cả khi đấy chưa phải là đội hình ưu tú nhất của họ lúc này.
Hơi vội vàng ở lúc khai cuộc, những pha xử lý bóng của Yến, Minh, Xuân hay Hoa chưa thật tốt, không vượt qua được các tay chắn rất linh hoạt, hoặc khả năng phòng thủ hàng sau rất thuyết phục của Nhật Bản. Trong khi đó, cây chuyền 2 Hashimoto khéo léo tổ chức hướng tấn công khá mạch lạc để các mũi chủ lực Shinabe, Otake, Saori và Ishii dọa nạt hàng chắn nhiều tình huống không đoán bắt kịp tình hình của Việt Nam.
Thua nhanh ván đầu, rõ ràng các học trò của HLV Phạm Văn Long vỡ ra nhiều điều. Đấy là lý do, ở ván thứ nhì, lối chơi của các cô gái Việt Nam tạo được đôi chút niềm tin. Bùi Ngà mở điểm để giúp Việt Nam vượt lên dẫn trước Nhật Bản bằng vài cú tấn công trung bình ở giữa lưới, hoặc đánh lừa được các tay chắn của đối phương. Thêm vài cú đánh biên có uy lực của Đỗ Minh nữa, thế trận tưởng chừng đã rơi vào tay của Việt Nam.
Tuy nhiên, sau thời điểm giật mình trước sự điều chỉnh của Việt Nam, các cô gái Nhật Bản đã định thần trở lại, bắt đầu thể hiện sự vượt trội trong tư duy chiến thuật cũng như khả năng phòng thủ trên lưới, hàng sau của mình. Nỗ lực lắm thì tuyển Việt Nam cũng chỉ có thể đeo bám về mặt điểm số trong khoảng ngắn thời gian trước khi chấp nhận thua chung cuộc ở cả 3 ván đấu. Đáng mừng là học trò của ông Long đã không buông xuôi ở những thời điểm chơi lép vế hoàn toàn trước đối thủ.
Thất bại này đã được dự báo trước nên chắc chắn không làm cho tâm lý của các VĐV dày dạn kinh nghiệm như Hoa, Yến, Minh, Xuân lay động. Họ vẫn sẽ thoải mái bước vào cuộc so đọ với Australia vào lúc 17 giờ chiều nay, trận đấu mà giới chuyên môn đặt trọn niềm tin chiến thắng lên vai các cô gái Việt Nam.
Hơi vội vàng ở lúc khai cuộc, những pha xử lý bóng của Yến, Minh, Xuân hay Hoa chưa thật tốt, không vượt qua được các tay chắn rất linh hoạt, hoặc khả năng phòng thủ hàng sau rất thuyết phục của Nhật Bản. Trong khi đó, cây chuyền 2 Hashimoto khéo léo tổ chức hướng tấn công khá mạch lạc để các mũi chủ lực Shinabe, Otake, Saori và Ishii dọa nạt hàng chắn nhiều tình huống không đoán bắt kịp tình hình của Việt Nam.
Thua nhanh ván đầu, rõ ràng các học trò của HLV Phạm Văn Long vỡ ra nhiều điều. Đấy là lý do, ở ván thứ nhì, lối chơi của các cô gái Việt Nam tạo được đôi chút niềm tin. Bùi Ngà mở điểm để giúp Việt Nam vượt lên dẫn trước Nhật Bản bằng vài cú tấn công trung bình ở giữa lưới, hoặc đánh lừa được các tay chắn của đối phương. Thêm vài cú đánh biên có uy lực của Đỗ Minh nữa, thế trận tưởng chừng đã rơi vào tay của Việt Nam.
Tuy nhiên, sau thời điểm giật mình trước sự điều chỉnh của Việt Nam, các cô gái Nhật Bản đã định thần trở lại, bắt đầu thể hiện sự vượt trội trong tư duy chiến thuật cũng như khả năng phòng thủ trên lưới, hàng sau của mình. Nỗ lực lắm thì tuyển Việt Nam cũng chỉ có thể đeo bám về mặt điểm số trong khoảng ngắn thời gian trước khi chấp nhận thua chung cuộc ở cả 3 ván đấu. Đáng mừng là học trò của ông Long đã không buông xuôi ở những thời điểm chơi lép vế hoàn toàn trước đối thủ.
Thất bại này đã được dự báo trước nên chắc chắn không làm cho tâm lý của các VĐV dày dạn kinh nghiệm như Hoa, Yến, Minh, Xuân lay động. Họ vẫn sẽ thoải mái bước vào cuộc so đọ với Australia vào lúc 17 giờ chiều nay, trận đấu mà giới chuyên môn đặt trọn niềm tin chiến thắng lên vai các cô gái Việt Nam.
Thoải mái vào trận!
Đối đầu với đội bóng vừa đoạt HCB giải World Grand Prix 2013 như Trung Quốc rõ ràng là “kèo” dành cho các nữ tuyển thủ Việt Nam ở vòng tứ kết diễn ra vào chiều và tối nay (19-9) tại Thái Lan. Trung Quốc chính là ứng cử viên sáng giá nhất cho danh hiệu vô địch ở giải năm nay, được đánh giá cao hơn hẳn 3 cái tên cũng rất mạnh khác là Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.
Ở giải vô địch châu Á năm 2011, tuyển Việt Nam cũng đụng Trung Quốc tại vòng đấu tứ kết, nhưng dù thua trận 0-3 thì Kim Huệ, Ngọc Hoa cùng các đồng đội cũng kịp để lại đôi chút ấn tượng về chuyên môn. Trung Quốc sau đó vượt qua Hàn Quốc ở bán kết, thắng Nhật Bản ở chung kết để đòi lại ngôi vô địch châu lục từng vuột mất 2 mùa liên tiếp vào tay của Nhật Bản (2007) và Thái Lan (2009).
Nếu không đụng Trung Quốc, thầy trò ông Phạm Văn Long cũng khó mà tạo nên bất ngờ ở vòng đấu tứ kết, ngay cả khi chỉ gặp nhóm 3 đội bóng bị đánh giá thấp hơn Trung Quốc kể trên. Thành ra, trận đấu vào tối nay lại được coi là dịp để các tuyển thủ Việt Nam chứng tỏ năng lực bản thân.
Hai năm trước, phụ công Phạm Kim Huệ là người chơi tấn công hay nhất trong đội hình tuyển Việt Nam đấu với Trung Quốc. Huệ ghi được tổng cộng 14 điểm, chỉ kém 4 điểm so với VĐV tấn công xuất sắc của họ là Yang Junjing (ghi được 18 điểm). Lần này, Kim Huệ vẫn có tên trong thành phần ĐTQG, có điều cô ít được BHL tung vào sân, tập trung ưu tiên cho gương mặt trẻ đang lên là Bùi Thị Ngà.
Điều mà giới mộ điệu bóng chuyền Việt Nam chờ đợi nơi tuyển nữ Việt Nam chính là tinh thần thoải mái khi bước vào trận đấu gặp đối thủ khác biệt mình hoàn toàn về trình độ chuyên môn. Xếp ở “kèo dưới”, không có lý do gì khiến các nữ tuyển thủ của chúng ta phải ngại ngùng, băn khoăn khi nhập cuộc.
Việt Nam nhiều khả năng sẽ tái ngộ Đài Loan (Trung Quốc) ở vòng đấu tranh các thứ hạng từ 5-8 trong trường hợp để thua Trung Quốc vào tối nay.
Trong số các cặp đấu tứ kết còn lại, màn so đọ giữa Hàn Quốc và Kazakhstan được tính là tâm điểm của ngày thi đấu hôm nay. Kazakhstan không phải là đối thủ “dễ xơi”, sẵn sàng qua mặt đội bóng xứ kim chi một khi Kim Yeon Koung và các đồng đội thi đấu chủ quan giống hình ảnh của đội chủ nhà Thái Lan ở ngày khai mạc giải.
Thái Lan và Nhật Bản nắm chắc 2 tấm vé vào bán kết, vì đối thủ của họ chỉ là Đài Loan (TQ) và Iran còn thua xa về trình độ chuyên môn.
Ở giải vô địch châu Á năm 2011, tuyển Việt Nam cũng đụng Trung Quốc tại vòng đấu tứ kết, nhưng dù thua trận 0-3 thì Kim Huệ, Ngọc Hoa cùng các đồng đội cũng kịp để lại đôi chút ấn tượng về chuyên môn. Trung Quốc sau đó vượt qua Hàn Quốc ở bán kết, thắng Nhật Bản ở chung kết để đòi lại ngôi vô địch châu lục từng vuột mất 2 mùa liên tiếp vào tay của Nhật Bản (2007) và Thái Lan (2009).
Nếu không đụng Trung Quốc, thầy trò ông Phạm Văn Long cũng khó mà tạo nên bất ngờ ở vòng đấu tứ kết, ngay cả khi chỉ gặp nhóm 3 đội bóng bị đánh giá thấp hơn Trung Quốc kể trên. Thành ra, trận đấu vào tối nay lại được coi là dịp để các tuyển thủ Việt Nam chứng tỏ năng lực bản thân.
Hai năm trước, phụ công Phạm Kim Huệ là người chơi tấn công hay nhất trong đội hình tuyển Việt Nam đấu với Trung Quốc. Huệ ghi được tổng cộng 14 điểm, chỉ kém 4 điểm so với VĐV tấn công xuất sắc của họ là Yang Junjing (ghi được 18 điểm). Lần này, Kim Huệ vẫn có tên trong thành phần ĐTQG, có điều cô ít được BHL tung vào sân, tập trung ưu tiên cho gương mặt trẻ đang lên là Bùi Thị Ngà.
Điều mà giới mộ điệu bóng chuyền Việt Nam chờ đợi nơi tuyển nữ Việt Nam chính là tinh thần thoải mái khi bước vào trận đấu gặp đối thủ khác biệt mình hoàn toàn về trình độ chuyên môn. Xếp ở “kèo dưới”, không có lý do gì khiến các nữ tuyển thủ của chúng ta phải ngại ngùng, băn khoăn khi nhập cuộc.
Việt Nam nhiều khả năng sẽ tái ngộ Đài Loan (Trung Quốc) ở vòng đấu tranh các thứ hạng từ 5-8 trong trường hợp để thua Trung Quốc vào tối nay.
Trong số các cặp đấu tứ kết còn lại, màn so đọ giữa Hàn Quốc và Kazakhstan được tính là tâm điểm của ngày thi đấu hôm nay. Kazakhstan không phải là đối thủ “dễ xơi”, sẵn sàng qua mặt đội bóng xứ kim chi một khi Kim Yeon Koung và các đồng đội thi đấu chủ quan giống hình ảnh của đội chủ nhà Thái Lan ở ngày khai mạc giải.
Thái Lan và Nhật Bản nắm chắc 2 tấm vé vào bán kết, vì đối thủ của họ chỉ là Đài Loan (TQ) và Iran còn thua xa về trình độ chuyên môn.
Giai đoạn về đích!
Sau những ngày mưa dầm, trời đã hững nắng nên tuy biết rằng cuộc chơi ở vòng đấu bảng sắp ngã ngũ, nhưng lượng khán giả đến Nhà thi đấu tỉnh Điện Biên không vì thế mà thuyên giảm. Bởi, dù hai cựu Đội mạnh QG là Lilama Hải Dương và Phòng không Không quân đã sớm giành ngôi đầu mỗi bảng ở giải nữ, nhưng cuộc so tài để xác định các vị trí tiếp theo hiện vẫn còn bỏ ngõ.
Ở bảng C của giải nữ, trong cuộc đua nhắm đến ngôi thứ nhì, dù được đánh giá thấp hơn đối phương do hai tuyển thủ QG Kim Huệ và Thanh Thúy từng chơi cho HN T&T đã chuyển nhượng về nơi khác, nhưng các học trò của HLV Nguyễn Thị Thu Hương lại luôn là phía dẫn dắt cuộc chơi trước đội bóng “đàn chi” Hưng Yên. Thi đấu gắn bó và đầy sự tự tin trong trận đấu quan trọng này, các cô gái đất Hà thành đã xứng đáng đón nhận những lời ngợi khen sau khi vượt qua Hưng Yên trong cả 3 ván đấu, 25/22, 26/24, 25/18 và đẩy đối thủ này vào thế phải vượt qua đội xếp thứ 3 bảng D vào tối ngày 29/8 nếu như họ muốn có mặt ở VCK (tháng 11, tại Bến Tre). Ở cặp đấu còn lại có ý nghĩa phân định hai vị trí cuối bảng, do cùng có 3 trận…. toàn thua nên cả Yên Bái và Hậu Giang đều mong giành được một chiến thắng làm niềm an ủi trước khi rời giải. Thế nên tuy có chất lượng chuyên môn thấp nhưng đây lại là trận cầu đầy hấp dẫn đối với đông đảo người xem. Và với những nỗ lực tột cùng, Hậu Giang đã có được 3 điểm đầu tiên và cũng là cuối cùng trước khi ra về sau thắng lợi 3-0 (25/22, 25/22, 25/20) trước đội bóng thuộc vùng Tây Bắc bộ.
Trong khi đó ở bảng A của giải nam, cuộc đọ sức giữa Quân khu 9 và BTL Biên phòng vào chiều ngày 27-8 lại diễn ra ở thế một chiều không ngoài dự đoán. Bởi xét về lý thuyết, dù có thắng với tỷ số 3-1 hoặc 3-0 để đạt 6 điểm, các cầu thủ Biên phòng chỉ có thể đẩy đối phương (7 điểm) lâm vào thế phải xét chỉ số phụ để xác định ngôi nhì - ba của bảng với…. Bến Tre (7 điểm), chứ không giúp ích gì cho họ. Thế nên, phần thắng sau cùng với tỷ số 3-0 (25/19, 25/15, 26/24) thuộc về Quân khu 9 là điều dễ hiểu. Ở trận đấu áp chót của bảng này, tuy không còn cơ hội tranh chấp nhưng các cầu thủ Công an Quảng Bình cũng đã chơi hết mình trong cuộc so tài chỉ mang ý nghĩa thủ tục với đội tạm dẫn đầu bảng là Quân khu 5. Sau cùng, tuy thua Quân khu 5 với tỷ số 0-3 (23/25, 18/25, 12/25) nhưng họ cũng đã buộc đối phương phải căng sức ngay từ ván đầu tiên của trận đấu.
Ngày cuối cùng của vòng đấu bảng 28-8, giải sẽ diễn ra 2 cặp đấu: 19g, nữ Thái Nguyên - Nghệ An (D); 20g30, nam Quân khu 3 - Quân khu 4 (B).
Vượt qua Cao su Phú Riềng với tỷ số 3-0 ở trận đấu diễn ra vào chiều qua, Tân Bình-TPHCM đã có 3 chiến thắng liên tiếp, vươn lên dẫn đầu giải nữ và coi như cầm chắc một suất dự vòng bán kết. Giải nữ có 5 CLB tham dự và chỉ có 1 CLB bị loại sau vòng đấu bảng.
Ở trận đấu còn lại trong ngày của giải nữ, Bia SG-TBD cũng đã giành được chiến thắng 3-0 trước Quảng Ninh. Theo GĐKT Trần Minh Khang, đây là thời điểm các VĐV đang tập với khối lượng vận động nặng, nên lối chơi đôi khi bị chuệch choạc là điều dễ hiểu. Các gương mặt chủ chốt như Diệu Châu, Vĩnh Linh, Đỗ Xoàn, Anh Thư, Bích Vân… sau 3 trận rõ ràng đã thể hiện sự uể oải nhất định.
Tuy nhiên, HLV trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lại coi đây là dịp tốt để thử nghiệm các vị trí trên sân, chỉnh sửa những khiếm khuyết và trau chuốt lại lối chơi cho học trò, chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc chạy đua giành vé trụ hạng ở vòng 2 giải VĐQG 2013 sẽ diễn ra vào tháng sau.
Hôm nay ở giải nữ, VTV BĐLA và Bia SG-TBD sẽ bước vào trận đấu để xác định vị trí thứ nhì, trong khi Maseco TPHCM được đánh giá là gặp nhiều khó khăn trước dàn VĐV trẻ và rất sung sức của Vĩnh Long ở giải nam.
Ở bảng C của giải nữ, trong cuộc đua nhắm đến ngôi thứ nhì, dù được đánh giá thấp hơn đối phương do hai tuyển thủ QG Kim Huệ và Thanh Thúy từng chơi cho HN T&T đã chuyển nhượng về nơi khác, nhưng các học trò của HLV Nguyễn Thị Thu Hương lại luôn là phía dẫn dắt cuộc chơi trước đội bóng “đàn chi” Hưng Yên. Thi đấu gắn bó và đầy sự tự tin trong trận đấu quan trọng này, các cô gái đất Hà thành đã xứng đáng đón nhận những lời ngợi khen sau khi vượt qua Hưng Yên trong cả 3 ván đấu, 25/22, 26/24, 25/18 và đẩy đối thủ này vào thế phải vượt qua đội xếp thứ 3 bảng D vào tối ngày 29/8 nếu như họ muốn có mặt ở VCK (tháng 11, tại Bến Tre). Ở cặp đấu còn lại có ý nghĩa phân định hai vị trí cuối bảng, do cùng có 3 trận…. toàn thua nên cả Yên Bái và Hậu Giang đều mong giành được một chiến thắng làm niềm an ủi trước khi rời giải. Thế nên tuy có chất lượng chuyên môn thấp nhưng đây lại là trận cầu đầy hấp dẫn đối với đông đảo người xem. Và với những nỗ lực tột cùng, Hậu Giang đã có được 3 điểm đầu tiên và cũng là cuối cùng trước khi ra về sau thắng lợi 3-0 (25/22, 25/22, 25/20) trước đội bóng thuộc vùng Tây Bắc bộ.
Trong khi đó ở bảng A của giải nam, cuộc đọ sức giữa Quân khu 9 và BTL Biên phòng vào chiều ngày 27-8 lại diễn ra ở thế một chiều không ngoài dự đoán. Bởi xét về lý thuyết, dù có thắng với tỷ số 3-1 hoặc 3-0 để đạt 6 điểm, các cầu thủ Biên phòng chỉ có thể đẩy đối phương (7 điểm) lâm vào thế phải xét chỉ số phụ để xác định ngôi nhì - ba của bảng với…. Bến Tre (7 điểm), chứ không giúp ích gì cho họ. Thế nên, phần thắng sau cùng với tỷ số 3-0 (25/19, 25/15, 26/24) thuộc về Quân khu 9 là điều dễ hiểu. Ở trận đấu áp chót của bảng này, tuy không còn cơ hội tranh chấp nhưng các cầu thủ Công an Quảng Bình cũng đã chơi hết mình trong cuộc so tài chỉ mang ý nghĩa thủ tục với đội tạm dẫn đầu bảng là Quân khu 5. Sau cùng, tuy thua Quân khu 5 với tỷ số 0-3 (23/25, 18/25, 12/25) nhưng họ cũng đã buộc đối phương phải căng sức ngay từ ván đầu tiên của trận đấu.
Ngày cuối cùng của vòng đấu bảng 28-8, giải sẽ diễn ra 2 cặp đấu: 19g, nữ Thái Nguyên - Nghệ An (D); 20g30, nam Quân khu 3 - Quân khu 4 (B).
Vượt qua Cao su Phú Riềng với tỷ số 3-0 ở trận đấu diễn ra vào chiều qua, Tân Bình-TPHCM đã có 3 chiến thắng liên tiếp, vươn lên dẫn đầu giải nữ và coi như cầm chắc một suất dự vòng bán kết. Giải nữ có 5 CLB tham dự và chỉ có 1 CLB bị loại sau vòng đấu bảng.
Ở trận đấu còn lại trong ngày của giải nữ, Bia SG-TBD cũng đã giành được chiến thắng 3-0 trước Quảng Ninh. Theo GĐKT Trần Minh Khang, đây là thời điểm các VĐV đang tập với khối lượng vận động nặng, nên lối chơi đôi khi bị chuệch choạc là điều dễ hiểu. Các gương mặt chủ chốt như Diệu Châu, Vĩnh Linh, Đỗ Xoàn, Anh Thư, Bích Vân… sau 3 trận rõ ràng đã thể hiện sự uể oải nhất định.
Tuy nhiên, HLV trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lại coi đây là dịp tốt để thử nghiệm các vị trí trên sân, chỉnh sửa những khiếm khuyết và trau chuốt lại lối chơi cho học trò, chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc chạy đua giành vé trụ hạng ở vòng 2 giải VĐQG 2013 sẽ diễn ra vào tháng sau.
Hôm nay ở giải nữ, VTV BĐLA và Bia SG-TBD sẽ bước vào trận đấu để xác định vị trí thứ nhì, trong khi Maseco TPHCM được đánh giá là gặp nhiều khó khăn trước dàn VĐV trẻ và rất sung sức của Vĩnh Long ở giải nam.
Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013
Sẵn sàng trước giờ "G"
Ngoài 10 đội nữ mới bắt đầu nhập cuộc, thì sau giai đoạn 1 của vòng đấu bảng hồi tháng 3 tại hai địa điểm (bảng A tại Lào Cai và bảng B tại Hậu Giang), 10 đội nam lọt vào vòng bán kết đã có mặt đầy đủ tại TP Điện Biên (tỉnh Điện Biên) trong những ngày qua để chuẩn bị tranh tài.
Theo điều lệ giải, 5 đội nam đứng đầu khu vực phía Bắc và 5 đội nam đứng đầu khu vực phía Nam được dự vòng bán kết sẽ phải bốc thăm ngẫu nhiên trong cuộc họp kỹ thuật vào 9g sáng ngày 17-8 tại Trung tâm TDTT tỉnh Điện Biên, để phân ra thành 2 bảng, thi đấu vòng tròn một lượt xếp hạng với 2 đội nhất, nhì bảng nhỏ được vào vòng chung kết, hai đội hạng 3 của bảng nhỏ gặp nhau, đội nào thắng giành quyền vào chung kết.
Và trong cuộc họp bốc thăm vào sáng qua, bảng A nam được xem là bảng “xương” nhất, khi quy tụ QK9, Bến Tre, QK5, Công an Quảng Bình, Bộ Tư lệnh Biên phòng. Trong khi đó, bảng B khá nhẹ với QK4, QK3, Đắk Lắk, S.Khánh Hòa và VLXD Bình Dương. Tương tự, ở giải nữ, 10 đội cũng bốc thăm chia thành 2 bảng gồm Lilama Hải Dương, Hưng Yên, Casuco Hậu Giang, Yên Bái, T&T Hà Nội (bảng C); Phòng không Không quân, Đakruco Đắk Lắk, Thái Nguyên, Nghệ An, Vĩnh Phúc (bảng D).
Vòng bán kết sẽ diễn ra tại NTĐ tỉnh Điện Biên từ ngày 18 đến ngày 29-8, nhằm xác định 5 đội nam và 5 đội nữ tham dự vòng chung kết tại Bến Tre từ ngày 3 đến ngày 10-11, qua đó sẽ chọn mỗi giải 2 đội giành quyền dự giải VĐQG PV Oil 2014. Sau buổi lễ khai mạc giải vào lúc 18g30 ngày 18-8 sẽ diễn ra 2 cặp đấu: 19g, nữ Hải Dương gặp Yên Bái, 20g30 nam Bến Tre gặp Quân khu 9.
Theo điều lệ giải, 5 đội nam đứng đầu khu vực phía Bắc và 5 đội nam đứng đầu khu vực phía Nam được dự vòng bán kết sẽ phải bốc thăm ngẫu nhiên trong cuộc họp kỹ thuật vào 9g sáng ngày 17-8 tại Trung tâm TDTT tỉnh Điện Biên, để phân ra thành 2 bảng, thi đấu vòng tròn một lượt xếp hạng với 2 đội nhất, nhì bảng nhỏ được vào vòng chung kết, hai đội hạng 3 của bảng nhỏ gặp nhau, đội nào thắng giành quyền vào chung kết.
Và trong cuộc họp bốc thăm vào sáng qua, bảng A nam được xem là bảng “xương” nhất, khi quy tụ QK9, Bến Tre, QK5, Công an Quảng Bình, Bộ Tư lệnh Biên phòng. Trong khi đó, bảng B khá nhẹ với QK4, QK3, Đắk Lắk, S.Khánh Hòa và VLXD Bình Dương. Tương tự, ở giải nữ, 10 đội cũng bốc thăm chia thành 2 bảng gồm Lilama Hải Dương, Hưng Yên, Casuco Hậu Giang, Yên Bái, T&T Hà Nội (bảng C); Phòng không Không quân, Đakruco Đắk Lắk, Thái Nguyên, Nghệ An, Vĩnh Phúc (bảng D).
Vòng bán kết sẽ diễn ra tại NTĐ tỉnh Điện Biên từ ngày 18 đến ngày 29-8, nhằm xác định 5 đội nam và 5 đội nữ tham dự vòng chung kết tại Bến Tre từ ngày 3 đến ngày 10-11, qua đó sẽ chọn mỗi giải 2 đội giành quyền dự giải VĐQG PV Oil 2014. Sau buổi lễ khai mạc giải vào lúc 18g30 ngày 18-8 sẽ diễn ra 2 cặp đấu: 19g, nữ Hải Dương gặp Yên Bái, 20g30 nam Bến Tre gặp Quân khu 9.
Mùa sau Siêu cúp có còn hấp dẫn?
Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VFV) nhiệm kỳ tới sẽ khá vất vả với nỗ lực tìm kiếm nguồn kinh phí để hoạt động, khi nhà tài trợ chính Tập đoàn dầu khí quốc gia rút lui, kéo theo hàng loạt sự chia tay khác. Vì chưa thuyết phục được nhân vật nào vừa mạnh về tiềm lực tài chính, vừa có tầm ảnh hưởng lớn ngồi vào ghế Chủ tịch VFV nhiệm kỳ 6, nên thời gian tổ chức Đại hội đã phải lùi lại đến tháng 10 (hoặc có thể lâu hơn nữa). VFV đang tìm cách giải bài toán khó cả về nhân sự lẫn tài chính trong thời gian tới.
Chuyện kể trên là chuyện lớn. Còn nhỏ hơn một chút, tức là sau khi Siêu cúp bóng chuyền Việt Nam 2013, nhiều người trong giới bóng chuyền phân vân không biết liệu mối lương duyên giữa VFV với nhà tài trợ (Đạm Phú Mỹ) sẽ ra sao?
Mặc dù về lý thuyết, Đạm Phú Mỹ cho biết có thể cân nhắc sẽ tiếp tục sau khi thời hạn bảo trợ cũ khép lại, thế nhưng đấy chưa phải là lời hứa đảm bảo chắc chắn cho tương lai. Bởi lẽ, Mạnh Thường Quân này cũng trực thuộc Tập đoàn DKQG, phải tuân thủ theo những quy định và nguyên tắc chung, không thể muốn là phá cách được.
Giả sử, Đạm Phú Mỹ chia tay thật, Siêu cúp bóng chuyền Việt Nam kể từ mùa sau có còn duy trì được mức giải thưởng lớn như hiện tại (vô địch nhận 100 triệu đồng, hạng nhì 70 triệu đồng, hạng ba 40 triệu đồng và hạng tư là 10 triệu đồng) - mức thưởng rất lớn đối với giải đấu chỉ diễn ra trong vòng 5 ngày? Nhiều HLV, VĐV và kể cả các vị chuyên gia uy tín trong làng bóng chuyền Việt Nam cũng không dám khẳng định Siêu cúp có còn là hấp lực để các đội bóng ở giải VĐQG quyết tâm lọt vào nhóm 4 đội dẫn đầu để dự tranh, một khi các giải thưởng bị hạ thấp xuống.
VFV dĩ nhiên không chờ đợi cái lắc đầu từ nhà tài trợ Đạm Phú Mỹ, và giới HLV, VĐV cũng như người hâm mộ cũng chẳng muốn điều đáng tiếc đó xảy ra. Vậy thì giữ chân nhà tài trợ bằng cách nào và bằng những điều kiện gì, nếu một giải đấu quan trọng và tiêu tốn nhiều tiền bạc đến vậy mà mức độ quảng bá hình ảnh lại quá yếu.
Bất kỳ nhà tài trợ nào khi chi ra nguồn kinh phí lớn để bảo trợ cho một giải đấu thể thao cũng tính đến bài toán thương hiệu. Họ cần được khuếch trương, cần được quảng bá hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, vì vốn dĩ chẳng ai cho không nhau cái gì cả. Siêu cúp 2013 vừa rồi rõ ràng chưa cụ thể hóa được những điều đó.
Đấy là lý do khiến nhiều người quan ngại sân chơi dành cho những đội bóng nam, nữ hay nhất Việt Nam kể từ mùa tới sẽ nhạt nhòa hẳn đi…
Chuyện kể trên là chuyện lớn. Còn nhỏ hơn một chút, tức là sau khi Siêu cúp bóng chuyền Việt Nam 2013, nhiều người trong giới bóng chuyền phân vân không biết liệu mối lương duyên giữa VFV với nhà tài trợ (Đạm Phú Mỹ) sẽ ra sao?
Mặc dù về lý thuyết, Đạm Phú Mỹ cho biết có thể cân nhắc sẽ tiếp tục sau khi thời hạn bảo trợ cũ khép lại, thế nhưng đấy chưa phải là lời hứa đảm bảo chắc chắn cho tương lai. Bởi lẽ, Mạnh Thường Quân này cũng trực thuộc Tập đoàn DKQG, phải tuân thủ theo những quy định và nguyên tắc chung, không thể muốn là phá cách được.
Giả sử, Đạm Phú Mỹ chia tay thật, Siêu cúp bóng chuyền Việt Nam kể từ mùa sau có còn duy trì được mức giải thưởng lớn như hiện tại (vô địch nhận 100 triệu đồng, hạng nhì 70 triệu đồng, hạng ba 40 triệu đồng và hạng tư là 10 triệu đồng) - mức thưởng rất lớn đối với giải đấu chỉ diễn ra trong vòng 5 ngày? Nhiều HLV, VĐV và kể cả các vị chuyên gia uy tín trong làng bóng chuyền Việt Nam cũng không dám khẳng định Siêu cúp có còn là hấp lực để các đội bóng ở giải VĐQG quyết tâm lọt vào nhóm 4 đội dẫn đầu để dự tranh, một khi các giải thưởng bị hạ thấp xuống.
VFV dĩ nhiên không chờ đợi cái lắc đầu từ nhà tài trợ Đạm Phú Mỹ, và giới HLV, VĐV cũng như người hâm mộ cũng chẳng muốn điều đáng tiếc đó xảy ra. Vậy thì giữ chân nhà tài trợ bằng cách nào và bằng những điều kiện gì, nếu một giải đấu quan trọng và tiêu tốn nhiều tiền bạc đến vậy mà mức độ quảng bá hình ảnh lại quá yếu.
Bất kỳ nhà tài trợ nào khi chi ra nguồn kinh phí lớn để bảo trợ cho một giải đấu thể thao cũng tính đến bài toán thương hiệu. Họ cần được khuếch trương, cần được quảng bá hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, vì vốn dĩ chẳng ai cho không nhau cái gì cả. Siêu cúp 2013 vừa rồi rõ ràng chưa cụ thể hóa được những điều đó.
Đấy là lý do khiến nhiều người quan ngại sân chơi dành cho những đội bóng nam, nữ hay nhất Việt Nam kể từ mùa tới sẽ nhạt nhòa hẳn đi…
Giải VĐQG 2013: Khó tranh đoạt ngôi cao!
Bóng chuyền phía Nam góp mặt khá đông đảo ở giải VĐQG năm nay, nhưng chỉ vài cái tên được tính là “có số” như VTV BĐLA, Maseco TPHCM, Vietsov Petro. Phần còn lại đang trầy trật đi tìm chỗ đứng, thậm chí đang âu lo nghĩ đến cơ hội trụ hạng ở vòng 2…
VTV BĐLA vẫn đang trong giai đoạn trẻ hóa, cần thêm ít nhất 1-2 mùa nữa để các gương mặt triển vọng của họ như Dương Thị Nhàn, Trần Thị Thanh Thúy cứng cáp thực sự về chuyên môn. Đến lúc đó, đội bóng giàu truyền thống này mới có thể “nói chuyện phải quấy” được với các đối thủ Thông tin LV Postbank hay Ngân hàng Công thương.
Đội bóng ngành dầu khí - Vietsov Petro - vẫn chẳng khá khẩm lên được bao nhiêu dù tốn không ít tiền đánh bóng đội hình, thuê thầy ngoại về huấn luyện. Khéo lắm thì ngay cả khi còn sở hữu chủ công Ira (sau này đổi tên thành Lê Kim Nhung), Vietsov Petro cũng chỉ một lần chạm đích ở vị trí thứ nhì trong mùa giải 2010.
Nói chung, năng lực chuyên môn của các ông thầy ngoại đã và đang làm việc ở đội bóng này có vẻ như không phù hợp cho lắm, là nguyên nhân chính đẩy đội bóng vào tình trạng trồi sụt thành tích, không tạo được dấu ấn đáng kể về chuyên môn.
Trong số các đội nữ phía Nam còn lại, cái tên Bia Sài Gòn-TBD là được kỳ vọng nhất, nhưng hai mùa liên tiếp họ vẫn chưa chứng minh được sự dồi dào về kinh phí không hề tỷ lệ thuận với thành tích. Đội bóng này còn rơi vào thế khó ở vòng 2, vì rất gần ngưỡng cửa rớt hạng. Giới chuyên môn đang chờ đợi cặp bài trùng Nguyễn Mạnh Hùng-Trần Minh Khang sẽ giúp Bia Sài Gòn-TBD lật ngược tình thế ra sao.
Về phần Tân Bình-TPHCM, TH Vĩnh Long hay Cao su Phú Riềng, họ rốt cuộc cũng chỉ mong lách được khe cửa hẹp để trụ hạng, nào dám mơ mộng leo trèo vào nhóm dẫn đầu.
Đội nam Long An sau “cơn bạo bệnh” hồi năm 2011, tức là bị nhà tài trợ Hoàng Long Group bỏ rơi, vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, khá làng nhàng ở nhóm giữa giải nam về chuyên môn. Đội bóng này từng nổi tiếng vì “chấp” cả làng bóng chuyền sử dụng ngoại binh, còn họ thì không nhưng mùa nào cũng về đích thứ nhì hoặc nằm trong tốp 3, thậm chí được mệnh danh là “Vua đấu cúp” kiếm tiền.
Cùng với nam Vĩnh Long, Công an TPHCM, đội bóng Long An và Quân đoàn 4 vài mùa trở lại đây đã mất số, bị loại khỏi nhóm tranh chấp thành tích với các đối thủ mạnh Tràng An Ninh Bình, Đức Long Gia Lai, Thể Công-Binh đoàn 15, Sanest Khánh Hòa và Sacombank Biên Phòng.
Trông lực lượng phía Nam xuất quân hùng hậu thật đấy, nhưng người trong giới nói đùa “chỉ như hổ giấy”, khó tranh chấp ngôi cao với các đội bóng phía Bắc. Vì nanh vuốt chưa được mài sắc lại, hay vì tất cả vẫn chưa hết thảng thốt sau khi các ngoại binh – cứu cánh về chuyên môn - bị tẩy chay để trả lại cho bóng chuyền Việt Nam dáng vẻ thật của mình? Có lẽ là cả hai!
Maseco TPHCM quyết tâm đi Thái Lan tập huấn trước thềm vòng 2, mà tham vọng thì rõ quá rồi: trận chung kết Cúp Mikasa 2013! Hiện tại, đúng là chỉ có đội bóng này đủ sức tranh chấp các thứ hạng cao cho bóng chuyền phía Nam.
Vốn trong tay là hạng 4 ở vòng 1, Maseco TPHCM rất muốn “nổi loạn” ở cuộc chạy đua nước rút tìm kiếm danh hiệu cho cả mùa bóng 2013. Đội hình vừa giàu kinh nghiệm (Thanh Tùng, Văn Tuấn, Thành Công, Ngọc Dũng, Phước Nghĩa), vừa giàu khát vọng (Hoàng Thương, Thành Nhân, Trung Nam…) được đánh giá là ổn, có thể đối chọi với dàn hỏa lực cực mạnh của Đức Long Gia Lai, Tràng An Ninh Bình, Thể Công-BĐ15.
Maseco TPHCM liệu có đứng vững trước màn vây ráp của các đối thủ nặng ký? Nếu khéo léo, giải tỏa được vấn đề tâm lý luôn đè nặng lên vai trong những thời điểm quyết định, đội bóng này hoàn toàn có cơ hội làm nên lịch sử. Bằng ngược lại, chuyện muôn năm cũ sẽ lại tái diễn, tức là bóng chuyền TPHCM chỉ còn chút hư danh…
VTV BĐLA vẫn đang trong giai đoạn trẻ hóa, cần thêm ít nhất 1-2 mùa nữa để các gương mặt triển vọng của họ như Dương Thị Nhàn, Trần Thị Thanh Thúy cứng cáp thực sự về chuyên môn. Đến lúc đó, đội bóng giàu truyền thống này mới có thể “nói chuyện phải quấy” được với các đối thủ Thông tin LV Postbank hay Ngân hàng Công thương.
Đội bóng ngành dầu khí - Vietsov Petro - vẫn chẳng khá khẩm lên được bao nhiêu dù tốn không ít tiền đánh bóng đội hình, thuê thầy ngoại về huấn luyện. Khéo lắm thì ngay cả khi còn sở hữu chủ công Ira (sau này đổi tên thành Lê Kim Nhung), Vietsov Petro cũng chỉ một lần chạm đích ở vị trí thứ nhì trong mùa giải 2010.
Nói chung, năng lực chuyên môn của các ông thầy ngoại đã và đang làm việc ở đội bóng này có vẻ như không phù hợp cho lắm, là nguyên nhân chính đẩy đội bóng vào tình trạng trồi sụt thành tích, không tạo được dấu ấn đáng kể về chuyên môn.
Trong số các đội nữ phía Nam còn lại, cái tên Bia Sài Gòn-TBD là được kỳ vọng nhất, nhưng hai mùa liên tiếp họ vẫn chưa chứng minh được sự dồi dào về kinh phí không hề tỷ lệ thuận với thành tích. Đội bóng này còn rơi vào thế khó ở vòng 2, vì rất gần ngưỡng cửa rớt hạng. Giới chuyên môn đang chờ đợi cặp bài trùng Nguyễn Mạnh Hùng-Trần Minh Khang sẽ giúp Bia Sài Gòn-TBD lật ngược tình thế ra sao.
Về phần Tân Bình-TPHCM, TH Vĩnh Long hay Cao su Phú Riềng, họ rốt cuộc cũng chỉ mong lách được khe cửa hẹp để trụ hạng, nào dám mơ mộng leo trèo vào nhóm dẫn đầu.
Đội nam Long An sau “cơn bạo bệnh” hồi năm 2011, tức là bị nhà tài trợ Hoàng Long Group bỏ rơi, vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, khá làng nhàng ở nhóm giữa giải nam về chuyên môn. Đội bóng này từng nổi tiếng vì “chấp” cả làng bóng chuyền sử dụng ngoại binh, còn họ thì không nhưng mùa nào cũng về đích thứ nhì hoặc nằm trong tốp 3, thậm chí được mệnh danh là “Vua đấu cúp” kiếm tiền.
Cùng với nam Vĩnh Long, Công an TPHCM, đội bóng Long An và Quân đoàn 4 vài mùa trở lại đây đã mất số, bị loại khỏi nhóm tranh chấp thành tích với các đối thủ mạnh Tràng An Ninh Bình, Đức Long Gia Lai, Thể Công-Binh đoàn 15, Sanest Khánh Hòa và Sacombank Biên Phòng.
Trông lực lượng phía Nam xuất quân hùng hậu thật đấy, nhưng người trong giới nói đùa “chỉ như hổ giấy”, khó tranh chấp ngôi cao với các đội bóng phía Bắc. Vì nanh vuốt chưa được mài sắc lại, hay vì tất cả vẫn chưa hết thảng thốt sau khi các ngoại binh – cứu cánh về chuyên môn - bị tẩy chay để trả lại cho bóng chuyền Việt Nam dáng vẻ thật của mình? Có lẽ là cả hai!
Maseco TPHCM quyết tâm đi Thái Lan tập huấn trước thềm vòng 2, mà tham vọng thì rõ quá rồi: trận chung kết Cúp Mikasa 2013! Hiện tại, đúng là chỉ có đội bóng này đủ sức tranh chấp các thứ hạng cao cho bóng chuyền phía Nam.
Vốn trong tay là hạng 4 ở vòng 1, Maseco TPHCM rất muốn “nổi loạn” ở cuộc chạy đua nước rút tìm kiếm danh hiệu cho cả mùa bóng 2013. Đội hình vừa giàu kinh nghiệm (Thanh Tùng, Văn Tuấn, Thành Công, Ngọc Dũng, Phước Nghĩa), vừa giàu khát vọng (Hoàng Thương, Thành Nhân, Trung Nam…) được đánh giá là ổn, có thể đối chọi với dàn hỏa lực cực mạnh của Đức Long Gia Lai, Tràng An Ninh Bình, Thể Công-BĐ15.
Maseco TPHCM liệu có đứng vững trước màn vây ráp của các đối thủ nặng ký? Nếu khéo léo, giải tỏa được vấn đề tâm lý luôn đè nặng lên vai trong những thời điểm quyết định, đội bóng này hoàn toàn có cơ hội làm nên lịch sử. Bằng ngược lại, chuyện muôn năm cũ sẽ lại tái diễn, tức là bóng chuyền TPHCM chỉ còn chút hư danh…
Kết thúc giải bóng chuyền nữ châu Á: Tượng đài Thái Lan và nỗi lo Việt Nam
Như thường lệ hai năm một lần, năm nay giải vô địch bóng chuyên nữ châu Á (Giải) đã tổ chức tại Thái Lan và thành công tốt đẹp. Một đánh giá chuyên môn và cách nhìn với đội tuyển Việt Nam là nội dung của bài viết này.
Đã có tấm bản đồ mới
Cách đây 4 năm, nhà thi đấu Cung Quần Ngựa, Hà Nội được đăng cai tổ chức Giải và người xem Hà Nội đã hết sức hào hứng được nhìn thấy tận mắt những đại diện ưu tú nhất của nền bóng chuyền (nữ) châu lục, trong đó có nhiều những nhà vô địch thế giới, các nhà vô địch Olympic và vô địch Á vận hội. Và đến hẹn lại lên, lần này người yêu thể thao lại được theo dõi gián tiếp sân chơi nói trên tại Rachasima, Thái Lan - nơi từng diễn ta các trận đấu thuộc khuôn khố SEA Games 2007.
Giải chỉ thiếu một đại diện quen biết là đội tuyển nữ Triều Tiên với lối đánh tầm thấp, ngoài ra những gương mặt thân quen đều xuất hiện và thi đấu với cường độ lớn, mật độ cao và kết quả rất bất ngờ, nói khác đi, Giải đã trình làng một tấm bản đồ mới của bóng chuyền châu lục với thứ tự xếp hạng cuối cùng lần lượt là 8 đội có mặt ở vòng chung kết: Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Kazakhstan, Việt Nam, Đài Loan, Indonesia.
Bóng chuyền Trung Quốc bước vào giải đấu với tư cách là ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch bởi lẽ cách đây ít lâu dưới sự dẫn dắt của HLV huyền thoại Lang Ping đội bóng này chơi thật sự ấn tượng khi giành vị trí thứ hai tại World Grand Prix 2013. Tuy nhiên trước thất bại có thể nói là sốc trước các tay đập xứ Chùa Vàng trong trận bán kết, xuống tinh thần đã khiến cho các tay đập Trung Quốc thua luôn trong trận tranh hạng 3 với Hàn Quốc sau đó, để dẫn đến cái kết cục hạng Tư chung cuộc là hết sức đau xót.
Nhìn tổng thể, bóng chuyền châu lục đang thay đổi thế hệ, kể cả Thái Lan dù họ vừa đăng quang. Đội Trung Quốc dù chủ công sức vóc Vương Ngọc Mai (1) vẫn còn trong đội hình, nhưng có thể thấy không còn sức vóc như trước bởi vậy luôn phải đóng vai trò dự bị cho chủ công trẻ Zhu Ting. Hàn Quốc đang thay một lớp trẻ và đặc biệt trong đội hình vẫn cò đó chủ công Kim Yeon Koung. Nhật Bản cũng chia tay nhà tổ chức vĩ đại Takeshita, Libero Sano và đang trông cậy vào nhóm cầu thủ trẻ Myashita, Ebata, Risa, Nagaoka và đội trưởng Saori. Kazakhstan tỏ ra quyết tâm làm mới bằng cách chiêu mộ những “khủng long” để lấp đầy chiều ngang sân mỗi khi phòng ngự trên lưới song chưa kịp gia cố khâu phòng thủ nên xếp hạng Năm là chuẩn xác. Bốn năm trước, đội tuyển Việt Nam (ĐTVN) đã xếp hạng 7, năm nay nếu có cả Triều Tiên chắc thứ tự sẽ như trên vì thế có sự bất biến nào đó cho chúng ta, tuy nhiên điều cần nói nhất lại là bài học từ Thái Lan, cái mà chúng ta cần soi vào đấy để suy ngẫm và học tập.
Tượng đài Thái Lan
Gọi là tượng đài thật không sai, tuyển nữ Thái Lan đã lên ngôi một cách tâm phục vì họ lần lượt đả bại tất tật, trong đó họ thắng Nhật Bản tới 3-0 trong trận chung kết chóng vánh và hạ đo ván “đại kình địch” Trung Quốc sau một trận đấu khá căng thẳng. Vậy đội Thái Lan có điều gì?
Xin nói lại, đội tuyển nữ Thái Lan có chiều cao bình quân trên sân thua ĐTVN chừng 1,5cm, như thế là thấp hơn nhiều so với những đội bóng Âu Mỹ, kể cả Trung Quốc hay Hàn Quốc. Bù lại, HLV Kiatipon trước sau giữ một tư duy hết sức hiệu quả, đó là việc kiên quyết lấy sự linh hoạt trên khu vực 27m2 của sân trên, cực kỳ chuẩn xác trong việc tổ chức phòng thủ, bắt đầu bằng việc “làm” thật tốt bước một, trong khi đó chịu khó tổ chức thường xuyên những cú đánh từ sau vạch 3m. Chưa hết, vài mùa gần đây, những cú đánh len ở khe số 2-3, 3-4 thường được triển khai rất nhuyễn nên đối phương cao to dễ bị “treo” và mất điểm. Cách xây dựng lực lượng của Kiatipong không có gì mới song quý hồ tinh mà không có hiện tượng lộn xộn cấp tập như một số đội khác trong đó có Việt Nam, hiện đội Thái Lan chỉ bổ sung vài gương mặt trẻ song đều đáng tin cậy.
Thái Lan chủ yếu vẫn lấy điểm từ hỏa lực của các chủ công: vẫn có đó cặp “sát thủ” Onuma – Wilavan với mũi đánh thứ 3 Malika ngày càng thêm hiệu quả ở các quả đánh nhanh khi hoán đổi vị trí với phụ công Thatdao. Họ có thêm chủ công thứ tư là Chaisri chỉ cao 1m68 nhưng biết đánh từ xa lưới lại bật cao và ra tay nhanh, trong khi đó vẫn duy trì tay đánh chiến thuật Pleumjit có thâm niên về cách di chuyển và bật nhảy thường chậm ½ nhịp so với đối phương bên kia lưới nhảy chắn nên hiệu quả vẫn cao, nhất là ở khu giữa lưới-nơi thường hay để ngỏ vì đối thủ luôn phải canh chừng hỏa lực từ 2 bên của Onuma và Wilavan. Chuyền hai Tomkom Nootshara xinh tươi và hết sức tuyệt vời, cô gái chỉ cao 1m69 này hầu như mọi đường chuyền đều thực hiện trong tư thế nhảy nên đã và luôn đem đến yếu tố bất ngờ. Đặt lên bàn cân, Tomkom Nootshara có thể nói đã và đang tiếp cận Takeshita của Nhật Bản và xứng đáng là một tượng đài của bóng chuyền Châu Á. Đó là chân dung các đối thủ, trở lại ĐTVN, chúng ta sẽ thấy gì?
Nỗi lo Việt Nam
Chúng ta đã có những tiến bộ, cần khẳng định điều này. Sự tiến bộ thể hiện qua tâm lí thi đấu của ĐTVN sau một loạt cọ xát từ 2 giải quốc tế có tầm cỡ. Mùa này, ĐTVN đã có được một dàn hỏa lực khá đa dạng với các chủ công Phạm Thị Yến, Đỗ Thị Minh, Âu Hồng Nhung (trẻ) và Nguyễn Thị Xuân; một cặp phụ công khá sáng giá là Nguyễn Thị Ngọc Hoa - Phạm Kim Huệ, được bổ sung tay đánh trẻ Bùi Thị Ngà. Chừng đó đủ để ĐTVN thi đấu ổn định khi gặp các đối thủ truyền thống trong khu vực, trừ Thái Lan. Trận thua đáng tiếc khi đã dẫn trước hai hiệp trước Kazakhstan hay trận thắng ngược Đài Loan là điếm sáng của các cô gái Việt Nam ở Giải. Bên cạnh đó cần thấy sự tiến bộ của các cầu thủ Bùi Thị Ngà, Âu Hồng Nhung, tuy nhiên chừng đó là chưa đủ. Có thể thấy những lỗ hổng thế này.
Bước một rất kém, libero Thanh Tuyền là điểm yếu của ĐTVN. Bên cạnh đó thì cách cầm quân của HLV Phạm Văn Long vẫn còn để lại nhiều câu hỏi từ giới chuyên môn ở mấy giải gần đây và điều đó thật sự làm các fan lo lắng. Vì thế, nếu Managang của Indonesia đủ điều kiện tham dự SEA Games 27, tấm HCB chắc gì đã thuộc về ĐTVN? Những lỗ hổng như thế rất cần lấp kín, xin các nhà quản lí chớ để điều này được xứ lý theo kiểu cho qua trước sự theo dõi khá nghiêm khắc và thiện chí của dư luận. Thời gian không có nhiều cho những quyết sách, xin gửi câu hỏi bức xúc này về Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam.
Đã có tấm bản đồ mới
Cách đây 4 năm, nhà thi đấu Cung Quần Ngựa, Hà Nội được đăng cai tổ chức Giải và người xem Hà Nội đã hết sức hào hứng được nhìn thấy tận mắt những đại diện ưu tú nhất của nền bóng chuyền (nữ) châu lục, trong đó có nhiều những nhà vô địch thế giới, các nhà vô địch Olympic và vô địch Á vận hội. Và đến hẹn lại lên, lần này người yêu thể thao lại được theo dõi gián tiếp sân chơi nói trên tại Rachasima, Thái Lan - nơi từng diễn ta các trận đấu thuộc khuôn khố SEA Games 2007.
Giải chỉ thiếu một đại diện quen biết là đội tuyển nữ Triều Tiên với lối đánh tầm thấp, ngoài ra những gương mặt thân quen đều xuất hiện và thi đấu với cường độ lớn, mật độ cao và kết quả rất bất ngờ, nói khác đi, Giải đã trình làng một tấm bản đồ mới của bóng chuyền châu lục với thứ tự xếp hạng cuối cùng lần lượt là 8 đội có mặt ở vòng chung kết: Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Kazakhstan, Việt Nam, Đài Loan, Indonesia.
Bóng chuyền Trung Quốc bước vào giải đấu với tư cách là ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch bởi lẽ cách đây ít lâu dưới sự dẫn dắt của HLV huyền thoại Lang Ping đội bóng này chơi thật sự ấn tượng khi giành vị trí thứ hai tại World Grand Prix 2013. Tuy nhiên trước thất bại có thể nói là sốc trước các tay đập xứ Chùa Vàng trong trận bán kết, xuống tinh thần đã khiến cho các tay đập Trung Quốc thua luôn trong trận tranh hạng 3 với Hàn Quốc sau đó, để dẫn đến cái kết cục hạng Tư chung cuộc là hết sức đau xót.
Nhìn tổng thể, bóng chuyền châu lục đang thay đổi thế hệ, kể cả Thái Lan dù họ vừa đăng quang. Đội Trung Quốc dù chủ công sức vóc Vương Ngọc Mai (1) vẫn còn trong đội hình, nhưng có thể thấy không còn sức vóc như trước bởi vậy luôn phải đóng vai trò dự bị cho chủ công trẻ Zhu Ting. Hàn Quốc đang thay một lớp trẻ và đặc biệt trong đội hình vẫn cò đó chủ công Kim Yeon Koung. Nhật Bản cũng chia tay nhà tổ chức vĩ đại Takeshita, Libero Sano và đang trông cậy vào nhóm cầu thủ trẻ Myashita, Ebata, Risa, Nagaoka và đội trưởng Saori. Kazakhstan tỏ ra quyết tâm làm mới bằng cách chiêu mộ những “khủng long” để lấp đầy chiều ngang sân mỗi khi phòng ngự trên lưới song chưa kịp gia cố khâu phòng thủ nên xếp hạng Năm là chuẩn xác. Bốn năm trước, đội tuyển Việt Nam (ĐTVN) đã xếp hạng 7, năm nay nếu có cả Triều Tiên chắc thứ tự sẽ như trên vì thế có sự bất biến nào đó cho chúng ta, tuy nhiên điều cần nói nhất lại là bài học từ Thái Lan, cái mà chúng ta cần soi vào đấy để suy ngẫm và học tập.
Tượng đài Thái Lan
Gọi là tượng đài thật không sai, tuyển nữ Thái Lan đã lên ngôi một cách tâm phục vì họ lần lượt đả bại tất tật, trong đó họ thắng Nhật Bản tới 3-0 trong trận chung kết chóng vánh và hạ đo ván “đại kình địch” Trung Quốc sau một trận đấu khá căng thẳng. Vậy đội Thái Lan có điều gì?
Xin nói lại, đội tuyển nữ Thái Lan có chiều cao bình quân trên sân thua ĐTVN chừng 1,5cm, như thế là thấp hơn nhiều so với những đội bóng Âu Mỹ, kể cả Trung Quốc hay Hàn Quốc. Bù lại, HLV Kiatipon trước sau giữ một tư duy hết sức hiệu quả, đó là việc kiên quyết lấy sự linh hoạt trên khu vực 27m2 của sân trên, cực kỳ chuẩn xác trong việc tổ chức phòng thủ, bắt đầu bằng việc “làm” thật tốt bước một, trong khi đó chịu khó tổ chức thường xuyên những cú đánh từ sau vạch 3m. Chưa hết, vài mùa gần đây, những cú đánh len ở khe số 2-3, 3-4 thường được triển khai rất nhuyễn nên đối phương cao to dễ bị “treo” và mất điểm. Cách xây dựng lực lượng của Kiatipong không có gì mới song quý hồ tinh mà không có hiện tượng lộn xộn cấp tập như một số đội khác trong đó có Việt Nam, hiện đội Thái Lan chỉ bổ sung vài gương mặt trẻ song đều đáng tin cậy.
Thái Lan chủ yếu vẫn lấy điểm từ hỏa lực của các chủ công: vẫn có đó cặp “sát thủ” Onuma – Wilavan với mũi đánh thứ 3 Malika ngày càng thêm hiệu quả ở các quả đánh nhanh khi hoán đổi vị trí với phụ công Thatdao. Họ có thêm chủ công thứ tư là Chaisri chỉ cao 1m68 nhưng biết đánh từ xa lưới lại bật cao và ra tay nhanh, trong khi đó vẫn duy trì tay đánh chiến thuật Pleumjit có thâm niên về cách di chuyển và bật nhảy thường chậm ½ nhịp so với đối phương bên kia lưới nhảy chắn nên hiệu quả vẫn cao, nhất là ở khu giữa lưới-nơi thường hay để ngỏ vì đối thủ luôn phải canh chừng hỏa lực từ 2 bên của Onuma và Wilavan. Chuyền hai Tomkom Nootshara xinh tươi và hết sức tuyệt vời, cô gái chỉ cao 1m69 này hầu như mọi đường chuyền đều thực hiện trong tư thế nhảy nên đã và luôn đem đến yếu tố bất ngờ. Đặt lên bàn cân, Tomkom Nootshara có thể nói đã và đang tiếp cận Takeshita của Nhật Bản và xứng đáng là một tượng đài của bóng chuyền Châu Á. Đó là chân dung các đối thủ, trở lại ĐTVN, chúng ta sẽ thấy gì?
Nỗi lo Việt Nam
Chúng ta đã có những tiến bộ, cần khẳng định điều này. Sự tiến bộ thể hiện qua tâm lí thi đấu của ĐTVN sau một loạt cọ xát từ 2 giải quốc tế có tầm cỡ. Mùa này, ĐTVN đã có được một dàn hỏa lực khá đa dạng với các chủ công Phạm Thị Yến, Đỗ Thị Minh, Âu Hồng Nhung (trẻ) và Nguyễn Thị Xuân; một cặp phụ công khá sáng giá là Nguyễn Thị Ngọc Hoa - Phạm Kim Huệ, được bổ sung tay đánh trẻ Bùi Thị Ngà. Chừng đó đủ để ĐTVN thi đấu ổn định khi gặp các đối thủ truyền thống trong khu vực, trừ Thái Lan. Trận thua đáng tiếc khi đã dẫn trước hai hiệp trước Kazakhstan hay trận thắng ngược Đài Loan là điếm sáng của các cô gái Việt Nam ở Giải. Bên cạnh đó cần thấy sự tiến bộ của các cầu thủ Bùi Thị Ngà, Âu Hồng Nhung, tuy nhiên chừng đó là chưa đủ. Có thể thấy những lỗ hổng thế này.
Bước một rất kém, libero Thanh Tuyền là điểm yếu của ĐTVN. Bên cạnh đó thì cách cầm quân của HLV Phạm Văn Long vẫn còn để lại nhiều câu hỏi từ giới chuyên môn ở mấy giải gần đây và điều đó thật sự làm các fan lo lắng. Vì thế, nếu Managang của Indonesia đủ điều kiện tham dự SEA Games 27, tấm HCB chắc gì đã thuộc về ĐTVN? Những lỗ hổng như thế rất cần lấp kín, xin các nhà quản lí chớ để điều này được xứ lý theo kiểu cho qua trước sự theo dõi khá nghiêm khắc và thiện chí của dư luận. Thời gian không có nhiều cho những quyết sách, xin gửi câu hỏi bức xúc này về Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam.
Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013
Bế mạc giải bóng chuyền bãi biển và Aerobic 2013
Ngày 15/9, giải bóng chuyền bãi biển và Aerobic toàn quốc 2013 diễn ra tại Hải Phòng đã chính thức khép lại sau 3 ba ngày thi đấu sôi nổi.
Ở môn bóng chuyền bãi biển, tại bảng nữ, giải nhất thuộc về đôi Phan Thị Cẩm Hồng-Mai Thị Hoa (Thành phố Hồ Chí Minh), giải nhì và ba cùng được trao cho các cặp vận động viên SANA Khánh Hòa là Tuyết Ngân-Trần Thị Nhung và Thanh Loan-Trần Thị Trong.
Ở bảng Nam, giải nhất Trọng Quốc-Thành Nhân (SANA Khánh Hòa ), giải nhì Cao Sơn-Anh Tuấn (Thành phố Hồ Chí Minh ) và giải ba cũng thuộc về đội SANA Khánh Hòa là cặp vận động viên Thành Vinh-Vĩnh Phúc. Giải vận động viên xuất sắc đã thuộc về Cẩm Hồng và Trọng Quốc.
Cũng trong ngày thi đấu ngày 15/9, nhiều cặp huy chương đã được trao cho các vận động viên tham gia cuộc thi Aerobic toàn quốc ở 2 lứa tuổi trên 18 và dưới 18.
Lứa tuổi dưới 18, huy chương vàng nội dung đơn nữ được trao cho vận động viên Thu Hà (Hà Nội); đơn nam là Quang Anh (Hà Nội ), đôi nam nữ: Hoài Ân-Thanh Thanh (Thành phố Hồ Chí Minh); nhóm 3 người: Bích Thy-Hoài Ân-Huỳnh Như (Thành phố Hồ Chí Minh) và nội dung nhóm 5 người là Huỳnh Như-Thanh Thanh-Hồng Ngọc-Kỳ Duyên-Anh Thư (Thành phố Hồ Chí Minh).
Lứa tuổi trên 18, huy chương vàng nội dung đơn nữ thuộc về Quế Anh (Phú Yên), đơn nam: Việt Anh (Hải Phòng), đôi nam nữ thuộc về Quốc Toàn-Bích Ngà ( Hà Nội ), nhóm 3: Văn Sang-Thanh Trúc-Kim Chi (Thành phố Hồ Chí Minh)
Ở môn bóng chuyền bãi biển, tại bảng nữ, giải nhất thuộc về đôi Phan Thị Cẩm Hồng-Mai Thị Hoa (Thành phố Hồ Chí Minh), giải nhì và ba cùng được trao cho các cặp vận động viên SANA Khánh Hòa là Tuyết Ngân-Trần Thị Nhung và Thanh Loan-Trần Thị Trong.
Ở bảng Nam, giải nhất Trọng Quốc-Thành Nhân (SANA Khánh Hòa ), giải nhì Cao Sơn-Anh Tuấn (Thành phố Hồ Chí Minh ) và giải ba cũng thuộc về đội SANA Khánh Hòa là cặp vận động viên Thành Vinh-Vĩnh Phúc. Giải vận động viên xuất sắc đã thuộc về Cẩm Hồng và Trọng Quốc.
Cũng trong ngày thi đấu ngày 15/9, nhiều cặp huy chương đã được trao cho các vận động viên tham gia cuộc thi Aerobic toàn quốc ở 2 lứa tuổi trên 18 và dưới 18.
Lứa tuổi dưới 18, huy chương vàng nội dung đơn nữ được trao cho vận động viên Thu Hà (Hà Nội); đơn nam là Quang Anh (Hà Nội ), đôi nam nữ: Hoài Ân-Thanh Thanh (Thành phố Hồ Chí Minh); nhóm 3 người: Bích Thy-Hoài Ân-Huỳnh Như (Thành phố Hồ Chí Minh) và nội dung nhóm 5 người là Huỳnh Như-Thanh Thanh-Hồng Ngọc-Kỳ Duyên-Anh Thư (Thành phố Hồ Chí Minh).
Lứa tuổi trên 18, huy chương vàng nội dung đơn nữ thuộc về Quế Anh (Phú Yên), đơn nam: Việt Anh (Hải Phòng), đôi nam nữ thuộc về Quốc Toàn-Bích Ngà ( Hà Nội ), nhóm 3: Văn Sang-Thanh Trúc-Kim Chi (Thành phố Hồ Chí Minh)
Cần những tấm lòng nhân ái
Làng thể thao Việt Nam đã chứng kiến không ít trường hợp bị tai nạn trong khi luyện tập: Nặng thì qua đời, nhẹ hơn thì chấn thương dẫn đến mất nghiệp, thậm chí ảnh hưởng đến cả sinh hoạt cá nhân như trường hợp đô vật Lê Thị Huệ (Thanh Hóa).
Gần đây nhất, làng thể thao Việt Nam lại chứng kiến thêm một trường hợp thương tâm nữa. Đó là chuyện nữ tuyển thủ bóng chuyền bãi biển Trương Thị Yến (Hải Phòng) bất ngờ mắc bệnh hiểm nghèo.
Trương Thị Yến mới ngoài 20 tuổi nhưng đã thi đấu gần chục năm nay ở môn bóng chuyền bãi biển. Cùng với đồng đội Nguyễn Thị Mãi, Trương Thị Yến hợp thành bộ đôi xuất sắc của bóng chuyền bãi biển Hải Phòng và được gọi vào tuyển quốc gia thi đấu tại 3 kỳ SEA Games liên tiếp năm 2007, 2009 và 2011. Năm nay, chương trình thi đấu của SEA Games 27 không có bóng chuyền bãi biển. Nhưng kể cả khi có bóng chuyền bãi biển trong chương trình thi đấu thì Trương Thị Yến cũng đành lỗi hẹn vì bất ngờ phát hiện ra căn bệnh hiểm nghèo.
Hơn nửa tháng trước, khi đang chuẩn bị tham dự Giải Bóng chuyền chào mừng Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Trương Thị Yến liên tục bị đau đầu. Khi đi khám các bác sĩ ở Hải Phòng không phát hiện ra bệnh. Những cơn đau đầu quái ác hành hạ ngày một nhiều nên gia đình đành đưa Yến lên khám tại Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội). Tại đây các bác sĩ đưa ra kết luận: Trương Thị Yến bị dị dạng mạch máu não, một chứng bệnh bẩm sinh, khó chữa, hiếm gặp. Choáng váng khi nghe kết luận này, gia đình và Yến vẫn hy vọng sẽ chữa trị nhanh gọn. Nhưng mọi việc lại phức tạp và khó lường hơn nhiều.
Những bệnh viện lớn như Việt - Đức, Bạch Mai đều không đủ phương tiện để giải quyết một ca bệnh khó như của Yến. Cuối cùng, Bệnh viện Đại học Y đã tiếp nhận Trương Thị Yến. Tuy nhiên, không ai dám nói trước về quá trình chữa trị, chỉ biết là rất phức tạp và tốn kém. Ngay trong lần phẫu thuật đầu tiên để hút thông mạch máu não, khi chưa thực hiện hết quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã phải dừng lại vì Yến quá yếu. Hiện tại, chân trái của cô chưa thể cử động sau ca phẫu thuật. Nhìn Trương Thị Yến trên giường bệnh, không ai còn nhận ra một VĐV khỏe khoắn, xông xáo trên các bãi biển như ngày nào.
Dự kiến, nữ tuyển thủ bóng chuyền này phải trải qua ít nhất 4 đến 5 lần phẫu thuật, mỗi lần tốn khoảng 90 triệu đồng. Sơ sơ, gia đình Yến sẽ phải lo khoảng 500 triệu đồng để chữa trị cho con gái. Nhưng gia cảnh của Yến lại không thể đáp ứng mức chi phí này. Yến mồ côi cha từ khi trong bụng mẹ. Một mình mẹ Yến bươn chải nuôi cả 3 cô con gái. Giờ bà không có lương hưu, chỉ còn có chút sức già chăm con. Trong khi đó, khoản lương hơn 3 triệu đồng/tháng của Yến cũng chẳng thấm tháp vào đâu so với chi phí khổng lồ mà gia đình cô phải đối mặt. Lãnh đạo Liên đoàn Bóng chuyền và ngành thể thao Hải Phòng đã tới thăm và hỗ trợ 50 triệu đồng. Số còn lại vẫn là bài toán khó với gia đình Yến.
Nếu có được số tiền trên, ở mức lý tưởng nhất, Yến cũng chỉ có thể trở lại cuộc sống bình thường. Chắc chắn cô sẽ phải chia tay nghiệp VĐV. Ngày 27-9, cô mới tỉnh lại chút ít sau ca phẫu thuật. Phía trước cô là cả núi khó khăn phải vượt qua để có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Quá trình chữa trị của Yến còn kéo dài và để thông suốt, rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng.
Gần đây nhất, làng thể thao Việt Nam lại chứng kiến thêm một trường hợp thương tâm nữa. Đó là chuyện nữ tuyển thủ bóng chuyền bãi biển Trương Thị Yến (Hải Phòng) bất ngờ mắc bệnh hiểm nghèo.
Trương Thị Yến mới ngoài 20 tuổi nhưng đã thi đấu gần chục năm nay ở môn bóng chuyền bãi biển. Cùng với đồng đội Nguyễn Thị Mãi, Trương Thị Yến hợp thành bộ đôi xuất sắc của bóng chuyền bãi biển Hải Phòng và được gọi vào tuyển quốc gia thi đấu tại 3 kỳ SEA Games liên tiếp năm 2007, 2009 và 2011. Năm nay, chương trình thi đấu của SEA Games 27 không có bóng chuyền bãi biển. Nhưng kể cả khi có bóng chuyền bãi biển trong chương trình thi đấu thì Trương Thị Yến cũng đành lỗi hẹn vì bất ngờ phát hiện ra căn bệnh hiểm nghèo.
Hơn nửa tháng trước, khi đang chuẩn bị tham dự Giải Bóng chuyền chào mừng Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Trương Thị Yến liên tục bị đau đầu. Khi đi khám các bác sĩ ở Hải Phòng không phát hiện ra bệnh. Những cơn đau đầu quái ác hành hạ ngày một nhiều nên gia đình đành đưa Yến lên khám tại Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội). Tại đây các bác sĩ đưa ra kết luận: Trương Thị Yến bị dị dạng mạch máu não, một chứng bệnh bẩm sinh, khó chữa, hiếm gặp. Choáng váng khi nghe kết luận này, gia đình và Yến vẫn hy vọng sẽ chữa trị nhanh gọn. Nhưng mọi việc lại phức tạp và khó lường hơn nhiều.
Những bệnh viện lớn như Việt - Đức, Bạch Mai đều không đủ phương tiện để giải quyết một ca bệnh khó như của Yến. Cuối cùng, Bệnh viện Đại học Y đã tiếp nhận Trương Thị Yến. Tuy nhiên, không ai dám nói trước về quá trình chữa trị, chỉ biết là rất phức tạp và tốn kém. Ngay trong lần phẫu thuật đầu tiên để hút thông mạch máu não, khi chưa thực hiện hết quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã phải dừng lại vì Yến quá yếu. Hiện tại, chân trái của cô chưa thể cử động sau ca phẫu thuật. Nhìn Trương Thị Yến trên giường bệnh, không ai còn nhận ra một VĐV khỏe khoắn, xông xáo trên các bãi biển như ngày nào.
Dự kiến, nữ tuyển thủ bóng chuyền này phải trải qua ít nhất 4 đến 5 lần phẫu thuật, mỗi lần tốn khoảng 90 triệu đồng. Sơ sơ, gia đình Yến sẽ phải lo khoảng 500 triệu đồng để chữa trị cho con gái. Nhưng gia cảnh của Yến lại không thể đáp ứng mức chi phí này. Yến mồ côi cha từ khi trong bụng mẹ. Một mình mẹ Yến bươn chải nuôi cả 3 cô con gái. Giờ bà không có lương hưu, chỉ còn có chút sức già chăm con. Trong khi đó, khoản lương hơn 3 triệu đồng/tháng của Yến cũng chẳng thấm tháp vào đâu so với chi phí khổng lồ mà gia đình cô phải đối mặt. Lãnh đạo Liên đoàn Bóng chuyền và ngành thể thao Hải Phòng đã tới thăm và hỗ trợ 50 triệu đồng. Số còn lại vẫn là bài toán khó với gia đình Yến.
Nếu có được số tiền trên, ở mức lý tưởng nhất, Yến cũng chỉ có thể trở lại cuộc sống bình thường. Chắc chắn cô sẽ phải chia tay nghiệp VĐV. Ngày 27-9, cô mới tỉnh lại chút ít sau ca phẫu thuật. Phía trước cô là cả núi khó khăn phải vượt qua để có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Quá trình chữa trị của Yến còn kéo dài và để thông suốt, rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng.
Kỳ tích của đội tuyển quần vợt nam quốc gia
Ðội tuyển quần vợt nam của Việt Nam (trong ảnh) có trận đấu cuối cùng gặp Hồng Công (Trung Quốc) tại vòng loại Davis Cup nhóm 3. Sau khi cân bằng tỷ số 1-1 đánh đơn, trận đánh đôi quyết định giữa Lê Quốc Khánh/Ðỗ Minh Quân gặp Li Hei Yin/Lam Siu Chuen diễn ra đầy kịch tính.
Bộ đôi ăn ý và đánh đôi hay nhất Việt Nam đã có trận đấu xuất sắc khi chiến thắng sau hai séc với tỷ số 6-1, 6-3 trước hai tay vợt trẻ thuộc đội hình dự bị của Hồng Công (Trung Quốc). Chiến thắng quyết định này đồng nghĩa Việt Nam giành chiến thắng chung cuộc 2-1 trước Hồng Công (Trung Quốc). Như vậy, đội tuyển Davis Cup Việt Nam đã giành suất lên hạng (lên nhóm 2 năm 2014). Có thể nói, đây là kỳ tích của đội tuyển quần vợt nam quốc gia.
Diễn ra từ ngày 15 đến 18-9, Giải đua thuyền rô-inh vô địch quốc gia 2013 tại Câu lạc bộ duda thuyền Hồ Tây (Hà Nội) thu hút 103 tay chèo nam, nữ xuất sắc đến từ 14 đoàn thuộc các tỉnh, thành phố: An Giang, Ðác Lắc, Ðà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc và đoàn chủ nhà Hà Nội. Hà Nội tiếp tục là đoàn được đánh giá cao tại giải đấu khi năm nay khi đội vô địch năm 2012 đến với đường đua xanh là 19 tay chèo nam, nữ tài năng.
Ngày đầu diễn ra các cuộc so tài các cự ly: thuyền bốn nữ hạng nhẹ (W4X), thuyền đôi mái chèo đôi nam hạng nhẹ (LM2X), thuyền đôi mái chèo đơn nữ hạng nhẹ (LW2-), thuyền đơn nam (M1X)...
Kết thúc Giải bóng chuyền bãi biển toàn quốc 2013
Giải bóng chuyền bãi biển toàn quốc 2013 vừa kết thúc tại Hải Phòng với kết quả: giải nhất nữ thuộc đôi Cẩm Hồng - Mai Thị Hoa (TP Hồ Chí Minh); giải nhì và ba cùng được trao cho các cặp vận động viên SANA Khánh Hòa là Tuyết Ngân - Trần Thị Nhung và Thanh Loan - Trần Thị Trong. Bảng nam, giải nhất thuộc về Trọng Quốc - Thành Nhân (SANA Khánh Hòa), giải nhì Cao Sơn - Anh Tuấn (TP Hồ Chí Minh) và giải ba cũng thuộc về đội SANA Khánh Hòa là cặp vận động viên Thành Vinh - Vĩnh Phúc. Giải vận động viên xuất sắc thuộc về Cẩm Hồng và Trọng Quốc.
Theo nguồn tin cảnh sát Ô-xtrây-li-a ngày 16-9 cho biết, họ đã bắt giữ 10 người, gồm chín cầu thủ và một huấn luyện viên, bị tình nghi liên quan tới đường dây dàn xếp tỷ số bóng đá lên tới hàng triệu USD. Ðây là vụ phá vỡ đường dây dàn xếp tỷ số bóng đá lớn nhất trong lịch sử thể thao nước này. Giám đốc điều hành FFA, ông Ðê-vít Ga-lớp cho biết: Những cầu thủ liên quan có thể phải đối mặt với lệnh cấm thi đấu suốt đời trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, nếu bị kết tội dàn xếp tỷ số, cả 10 người bị bắt giữ có thể chịu mức án cao nhất tới 10 năm tù giam mỗi người.
Giải đua xe Grand Prix Xin-ga-po năm nay có 22 tay đua của 11 đội đến từ 11 nước, gồm: Pháp, Ðức, Tây Ban Nha, Anh, Phần Lan, Hà Lan, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Mê-hi-cô, Vê-nê-xu-ê-la và nước chủ nhà Xin-ga-po. Các tay đua thi đấu 61 vòng đua, với tổng chiều dài chặng đua là 309,453 km. Ðể chuẩn bị cho giải, Xin-ga-po đã sắp xếp xong các tấm chắn bê-tông, hàng rào kim loại chạy dọc theo đường đua bao quanh vịnh Ma-ri-na. Ngoài ra, hơn 108.000 m dây cáp điện, khoảng 250 cột thép và 1.600 đèn chiếu sáng được lắp đặt. Các trung tâm y tế, bệnh viện, nhà hàng sẵn sàng phục vụ 80.000 người. Hiện đã có hơn 90% vé xem giải đua xe được bán ra.
Bộ đôi ăn ý và đánh đôi hay nhất Việt Nam đã có trận đấu xuất sắc khi chiến thắng sau hai séc với tỷ số 6-1, 6-3 trước hai tay vợt trẻ thuộc đội hình dự bị của Hồng Công (Trung Quốc). Chiến thắng quyết định này đồng nghĩa Việt Nam giành chiến thắng chung cuộc 2-1 trước Hồng Công (Trung Quốc). Như vậy, đội tuyển Davis Cup Việt Nam đã giành suất lên hạng (lên nhóm 2 năm 2014). Có thể nói, đây là kỳ tích của đội tuyển quần vợt nam quốc gia.
Diễn ra từ ngày 15 đến 18-9, Giải đua thuyền rô-inh vô địch quốc gia 2013 tại Câu lạc bộ duda thuyền Hồ Tây (Hà Nội) thu hút 103 tay chèo nam, nữ xuất sắc đến từ 14 đoàn thuộc các tỉnh, thành phố: An Giang, Ðác Lắc, Ðà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc và đoàn chủ nhà Hà Nội. Hà Nội tiếp tục là đoàn được đánh giá cao tại giải đấu khi năm nay khi đội vô địch năm 2012 đến với đường đua xanh là 19 tay chèo nam, nữ tài năng.
Ngày đầu diễn ra các cuộc so tài các cự ly: thuyền bốn nữ hạng nhẹ (W4X), thuyền đôi mái chèo đôi nam hạng nhẹ (LM2X), thuyền đôi mái chèo đơn nữ hạng nhẹ (LW2-), thuyền đơn nam (M1X)...
Kết thúc Giải bóng chuyền bãi biển toàn quốc 2013
Giải bóng chuyền bãi biển toàn quốc 2013 vừa kết thúc tại Hải Phòng với kết quả: giải nhất nữ thuộc đôi Cẩm Hồng - Mai Thị Hoa (TP Hồ Chí Minh); giải nhì và ba cùng được trao cho các cặp vận động viên SANA Khánh Hòa là Tuyết Ngân - Trần Thị Nhung và Thanh Loan - Trần Thị Trong. Bảng nam, giải nhất thuộc về Trọng Quốc - Thành Nhân (SANA Khánh Hòa), giải nhì Cao Sơn - Anh Tuấn (TP Hồ Chí Minh) và giải ba cũng thuộc về đội SANA Khánh Hòa là cặp vận động viên Thành Vinh - Vĩnh Phúc. Giải vận động viên xuất sắc thuộc về Cẩm Hồng và Trọng Quốc.
Theo nguồn tin cảnh sát Ô-xtrây-li-a ngày 16-9 cho biết, họ đã bắt giữ 10 người, gồm chín cầu thủ và một huấn luyện viên, bị tình nghi liên quan tới đường dây dàn xếp tỷ số bóng đá lên tới hàng triệu USD. Ðây là vụ phá vỡ đường dây dàn xếp tỷ số bóng đá lớn nhất trong lịch sử thể thao nước này. Giám đốc điều hành FFA, ông Ðê-vít Ga-lớp cho biết: Những cầu thủ liên quan có thể phải đối mặt với lệnh cấm thi đấu suốt đời trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, nếu bị kết tội dàn xếp tỷ số, cả 10 người bị bắt giữ có thể chịu mức án cao nhất tới 10 năm tù giam mỗi người.
Giải đua xe Grand Prix Xin-ga-po năm nay có 22 tay đua của 11 đội đến từ 11 nước, gồm: Pháp, Ðức, Tây Ban Nha, Anh, Phần Lan, Hà Lan, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Mê-hi-cô, Vê-nê-xu-ê-la và nước chủ nhà Xin-ga-po. Các tay đua thi đấu 61 vòng đua, với tổng chiều dài chặng đua là 309,453 km. Ðể chuẩn bị cho giải, Xin-ga-po đã sắp xếp xong các tấm chắn bê-tông, hàng rào kim loại chạy dọc theo đường đua bao quanh vịnh Ma-ri-na. Ngoài ra, hơn 108.000 m dây cáp điện, khoảng 250 cột thép và 1.600 đèn chiếu sáng được lắp đặt. Các trung tâm y tế, bệnh viện, nhà hàng sẵn sàng phục vụ 80.000 người. Hiện đã có hơn 90% vé xem giải đua xe được bán ra.
Xe hỏng, tuyển bóng chuyền nữ phụ đẩy xe trên đất Thái
Giải bóng chuyền vô địch nữ châu Á 2013 chưa kết thúc và đội bóng chuyền nữ VN chưa đạt thành tích gì đáng kể trong thi đấu cho đến thời điểm này, nhưng những cô gái chân dài đã làm nhiều người Thái phải ngưỡng mộ.
Chuyện xảy ra vào ngày 13.9, hôm đội nữ VN gặp đội Nhật Bản. Cả đội đang đi trên một chiếc xe khách đến sân thi đấu thì bất ngờ xe bị hỏng nằm án ngữ giữa đường đi, gây cản trở giao thông.
Thế là dù đang trong trang phục thi đấu, cả đội cùng nhau xuống đẩy chiếc xe hỏng vào lề đường. Sau đó họ mới sang xe khác để tiếp tục hành trình.
Nhiều lời bình luận đầy cảm kích dành cho đội tuyển bóng chuyền nữ VN và cũng không ít lời chỉ trích nước chủ nhà khi để khách đi xe hỏng.
Ông Jacksuwan Tocharoen, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền Thái Lan thừa nhận thiếu sót khi để xảy ra sự cố cho đội khách.
Chuyện xảy ra vào ngày 13.9, hôm đội nữ VN gặp đội Nhật Bản. Cả đội đang đi trên một chiếc xe khách đến sân thi đấu thì bất ngờ xe bị hỏng nằm án ngữ giữa đường đi, gây cản trở giao thông.
Thế là dù đang trong trang phục thi đấu, cả đội cùng nhau xuống đẩy chiếc xe hỏng vào lề đường. Sau đó họ mới sang xe khác để tiếp tục hành trình.
Một người dân tình cờ đã chụp được hình ảnh đó và đưa lên mạng.
Nhiều lời bình luận đầy cảm kích dành cho đội tuyển bóng chuyền nữ VN và cũng không ít lời chỉ trích nước chủ nhà khi để khách đi xe hỏng.
Ông Jacksuwan Tocharoen, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền Thái Lan thừa nhận thiếu sót khi để xảy ra sự cố cho đội khách.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)